Vai trò của Đảng đối với sự ĐỔI MỚI

SÔNG HÀN 04/02/2021 10:04

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt chín thập kỷ qua là một thực tế lịch sử đã được khẳng định. Và một lần nữa, vai trò đó sẽ lại được khẳng định trong sự đổi mới lần thứ 2 này.

sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Có nhiều cột mốc đổi mới quan trọng trong lịch sử 91 năm của Đảng. Nhiều cột mốc quan trọng diễn ra trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến, bằng sự đổi mới đúng đắn và sáng tạo của mình, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ.

Từ Đại hội Đảng lần thứ IV đến Đại hội lần thứ V, đã có những cải cách kinh tế, chính trị đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế liên tục tăng trưởng, tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói được xóa bỏ. Nhưng Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước.

Theo Văn kiện Đại hội VI, Đảng nhận định “đối với nước ta đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Đại hội VI đã thể hiện rõ tầm nhìn trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của Đảng ta – một Đảng chân chính cách mạng dày dặn kinh nghiệm – nên đã dũng cảm nhận ra những sai lầm thiếu sót sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV và V (1976-1986).

Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước.

Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước.

Đây là lần đầu tiên một đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã dũng cảm công khai thừa nhận “những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” đã mắc “bệnh chủ quan, duy ý chí… vừa “tả khuynh, vừa hữu khuynh”.

Đến Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra 3 đột phá chiến lược gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Ba đột phá này đã được kế thừa tại Đại hội XII, và Đại hội XIII đã có những bổ sung rất đáng chú ý, nhất là trụ cột thể chế.

Báo cáo Chính trị viết: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu.”

Đáng chú ý, những thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm rút ra, những tồn tại và hạn chế, bối cảnh đất nước và thời đại, những vấn đề đặt ra, những câu hỏi cần trả lời, thời cơ và thuận lợi, thách thức và khó khăn…, tất cả đều được đặt lên bàn nghị sự của Đại hội XIII.

Đại hội xác định các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, các đột phá chiến lược… Và lần đầu tiên, văn kiện Đại hội Đảng đề cập tới “hai mục tiêu 100 năm” với yêu cầu “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Những điểm mới được đưa ra trong Đại hội XIII có lẽ là những đột phá quan trọng nhất về cải cách và tư duy phát triển kể từ Đại hội VI đến nay. Đổi mới thứ nhất là thừa nhận và phát huy vai trò của thị trường. Đổi mới thứ hai là sẽ tập trung vào trụ cột nhà nước để có thể kiểm soát quyền lực cùng với việc thu hút được người tài tham gia vào việc quản trị quốc gia; và phát huy vai trò của xã hội và đáp ứng nhu cầu tham gia các vấn đề xã hội của người dân – trụ cột thứ ba.

Có được những thành công trong những thời kỳ vừa qua, một phần nhờ các thế hệ lãnh đạo Đảng đã nhìn vào khuyết điểm để sửa chữa. Đây chính là cơ sở bồi đắp niềm tin vào Đảng, để dân tin, dân yêu và hết lòng xây dựng, bảo vệ Đảng, để cùng Đảng quyết tâm hiện thực khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng biết công khai thừa nhận những sai lầm khuyết điểm của mình, tìm ra nguyên nhân và tìm ra cách sửa chữa thì đấy là dấu hiệu của một Đảng chân chính, Đảng cách mạng.”

Có thể nói, Đại hội XIII – Đại hội của ý Đảng, lòng dân, niềm tin và sự đổi mới, đã trở thành điểm hội tụ về tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước, niềm tin và kỳ vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, điểm hội tụ về uy tín của Đảng, của Trung ương và Người đứng đầu Đảng, Nhà nước. 

Đồng thời, qua đó cũng cho thấy, vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng suốt chín thập kỷ vừa qua là một thực tế lịch sử đã được khẳng định. Và những thành công lãnh đạo trong chín thập kỷ đã qua trước hết là do Đảng đã nắm bắt đúng nhu cầu và nguyện vọng của số đông dân chúng ở mỗi thời kỳ.

Ngay chính thời điểm này, có thể là điểm khởi đầu cho “đổi mới lần 2” - đổi mới về trụ cột nhà nước và công nhận vai trò quan trọng của xã hội nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển vào năm 2045. Và một lần nữa, Đảng sẽ lại đóng vai trò quan trọng cho sự đổi mới lần 2 này.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại hội Đảng XIII và nền tảng khát vọng 100 năm

    05:00, 03/02/2021

  • Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội XIII của Đảng

    18:15, 01/02/2021

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phải đưa được Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống!

    11:27, 01/02/2021

  • Thông qua Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phấn đấu tăng trưởng 6,5-7% trong 5 năm tới

    10:38, 01/02/2021

  • Ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

    07:54, 01/02/2021

  • Chân dung các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII

    17:30, 31/01/2021

  • Chân dung hai doanh nhân trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

    16:00, 31/01/2021

  • Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII

    14:05, 31/01/2021

  • Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

    07:21, 31/01/2021

  • Công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

    21:54, 30/01/2021

  • Đại hội XIII: Cơ cấu nhân sự hợp lý, có kế thừa, có đổi mới

    13:00, 30/01/2021

  • Chiều nay, Đại hội XIII tiếp tục xem xét công tác nhân sự

    10:09, 30/01/2021

  • Đại hội XIII: Một số “trường hợp đặc biệt” được thống nhất cao

    09:35, 30/01/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng tìm được đội ngũ lãnh đạo tinh hoa nhất

    06:30, 30/01/2021

  • Đại hội XIII: Đang tìm nhân tài gánh vác trọng trách quốc gia

    06:14, 30/01/2021

  • Đại hội XIII: Đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá cao khái niệm xây dựng thể chế phát triển bền vững trong Văn kiện

    14:03, 29/01/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng đột phá trong công tác cán bộ

    13:00, 29/01/2021

  • Đại hội XIII: Đã có “thuốc” trị “bệnh” sợ sai của cán bộ!

    05:00, 29/01/2021

  • Đại hội XIII: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung cách nào?

    01:00, 29/01/2021

  • Đại hội thông qua số lượng 200 Ủy viên Trung ương khóa XIII

    18:15, 28/01/2021

  • Đại hội XIII: Ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực đóng vai trò quyết định

    13:35, 28/01/2021

  • Đại hội XIII: Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỳ luật Đảng nhìn từ Đà Nẵng

    13:09, 28/01/2021

SÔNG HÀN