Quan điểm “Đảng ta là một đảng cầm quyền” của Bác Hồ
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Đó là một lời khẳng định, sự nhắc nhở mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ghi nhớ và thực hiện.
Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau, có khi là Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1951), Đảng Lao động Việt Nam (1951 – 1976), đã lãnh đạo nhân dân ta liên tiếp thực hiện và giành thắng lợi nhiều cuộc cách mạng, giành độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. Đó là sứ mệnh lịch sử mà cũng là công lao của Đảng, không thể phủ định.
Giữ vững vai trò Đảng cầm quyền
Chính vì vậy, Đảng ta xứng đáng và phải giữ cho được vai trò là đảng cầm quyền. Đó là sự khẳng định của Hồ Chí Minh, không phải chỉ cho bản thân mình, mà còn cho các thế hệ đồng bào và lớp lớp đồng chí đã không quản ngại hi sinh đi theo Đảng, một lòng một dạ trung thành với Đảng. Từ bỏ vai trò cầm quyền chính là phủ định công lao của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ đã chiến đấu vì mục tiêu cao đẹp của Đảng, từ ngày thành lập cho đến nay. Giữ cho được là một đảng cầm quyền cũng không phải chỉ để cho Đảng mà còn cho nhân dân, cho dân tộc.
Để giữ cho được là đảng cầm quyền, Đảng ta đã pháp quy hóa mong muốn đó của Bác, bằng Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cả trong bản năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Riêng Hiến pháp 2013 nêu chi tiết và chia thành các khoản, gồm 136 chữ, nhiều nội dung cụ thể hơn, được phát triển sâu rộng hơn, bao gồm khái quát cả tính chất, vai trò, trách nhiệm và phương thức hoạt động:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng được toàn dân chấp nhận (thông qua việc đại biểu của nhân dân (là Quốc hội) đã tán thành Hiến pháp).[1].
Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới
Đối với nhân dân Việt Nam, nói đến Đảng là nói đến công lao to lớn của Hồ Chủ tịch, người sáng lập ra Đảng, với tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, với niềm tin và tình yêu của nhân dân dành cho Đảng. Có một sự thật mà mọi người Việt Nam ai cũng biết, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 26 năm đổi mới vừa là minh chứng thực tiễn sinh động, vừa là cơ sở khoa học thực tiễn để khẳng định về vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Sở dĩ, Đảng có vinh dự giữ trọng trách to lớn đó là bởi mục đích của Đảng không có gì khác là “lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” (Sđd tập 3, tr5). Vì vậy, “ Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Sđd, tập 5, tr 249) và “Đảng ta chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác”. Do đó, Đảng được “dân tin, dân phục, dân yêu”.
Cùng với quá trình phát triển với nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng vẫn không hề thay đổi. Trong xu thế mới của đất nước và thời đại hiện nay đã và đang đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những nhiệm vụ mới. Đó là lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đưa đất nước vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa, lãnh đạo thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4, Hiến pháp năm 1992 cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này có ý nghĩa chính trị - pháp lý rất quan trọng và cần thiết.
Tất cả những lập luận trên chỉ để chứng minh rằng, không một thế lực nào, một đảng phái nào làm thay được vai trò lịch sử của Đảng ta. [2]
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc
Bình luận về nội dung này, TS Nguyễn Dương Hùng - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đã là Đảng cầm quyền bao giờ cũng phải giải quyết hai vấn đề quan trọng, đó là xác định đúng đắn đường lối chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ của Đảng, coi đó là một nội dung quan trọng trong xây dựng bộ máy, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Người nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, và “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Do vậy, Người luôn quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên cả ở tầm lý luận và hoạt động thực tiễn. Đây là một quá trình vừa cấp bách, vừa lâu dài, với những nội dung hết sức phong phú, đa dạng, từ tuyển chọn cán bộ, đến đào tạo, bố trí, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ cán bộ.
TS Nguyễn Dương Hùng cho biết, về tuyển chọn cán bộ của Đảng, heo Hồ Chí Minh, người cán bộ mẫu mực cần được tuyển chọn là những người có những đặc điểm cơ bản sau: Đêm ngày nghĩ đến sự nghiệp cách mạng và cứu độ nhân loại. Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức; tóm lại, phải vị tha và không ích kỷ, phải tuân thủ theo phương châm "Tổ quốc trên hết” ở mọi nơi và mọi lúc. Làm việc không mệt mỏi tuỳ theo phương tiện và năng lực của mình. Xem thường cái chết, bất chấp hiểm nguy. Thuận theo hoàn cảnh về thời gian, không gian, không bỏ qua điều gì; luôn luôn nói và hành động một cách có ý thức. Suy nghĩ kỹ càng trước khi hành động. Lãnh đạo, hướng dẫn, giáo dục nhân dân, tạo sự tin cậy từ nhân dân để có thể sử dụng sức mạnh của nhân dân cho sự nghiệp cách mạng. Xem thường danh vị, ngôi thứ và tiền bạc; không cục bộ, không kiêu ngạo, kiên trì và nhẫn nại. Thực sự khiêm tốn, khoan hoà, lượng thứ đối với đồng nghiệp và nhân dân.
Về đào tạo cán bộ của Đảng, TS Nguyễn Dương Hùng thông tin, đào tạo cán bộ cần thực hiện một cách tổng hợp, từ đào tạo văn hoá, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đến lý luận, chính trị; tức là tạo cho được một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”. Theo đó, nội dung đào tạo cần xuất phát từ yêu cầu thực tế, thiết thực, không phô trương, hình thức; cần: “Mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận. Đừng mở lớp lung tung”(8); và việc học tập cần học một cách cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu sắc đến tận bản chất của vấn đề.
Song, theo TS Nguyễn Dương Hùng, để thực hiện tốt đào tạo cán bộ thì khâu lựa chọn người dạy và học cần hết sức kỹ càng; tổ chức lớp học cần phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phương pháp dạy và học cần khoa học. Đối với người dạy thì, người dạy nghề nào phải tinh thông nghề đó, luôn trau dồi nghề đó. Người đào tạo về lý luận cần phải thông suốt, nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; có tư cách đạo đức cách mạng, hết lòng vì Đảng, vì Tổ quốc và nhân dân. Đối với người học, thì phương thức tự học, tự đào tạo cần được coi là phương thức chính để tu dưỡng đạo đức cách mạng, cũng như để đạt được mục đích học tập.
Còn theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng nói chung, về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nói riêng, cùng với thực tiễn hành động trong xây dựng Đảng và tấm gương đạo đức của Người là tài sản vô giá mà Đảng ta, nhân dân ta mãi mãi giữ gìn, phát huy. Do đó, việc xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “Đảng lãnh đạo và đày tớ thật trung thành của nhân dân” phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, vì đây là vấn đề then chốt, là bảo đảm chắc chắn nhất cho mọi thắng lợi của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để làm được điều này, theo PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu, cần tăng cường công khai, minh bạch trong xây dựng chỉnh đốn Đảng, bởi vì sự nghiệp của Đảng là của nhân dân, vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của nhân dân, của đất nước. Như Bác Hồ đã từng nói: “Một Đảng mà che giấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Do đó, cần nghiên cứu, phát triển tư tưởng về xây dựng chỉnh đốn Đảng về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh mới: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong thời đại thông tin bùng nổ, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa – có rất nhiều điều mới phát sinh: tác động, ảnh hưởng của những yếu tố trong điều kiện, hoàn cảnh mới đó đến công tác xây dựng chỉnh đốn đảng Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền như thế nào; những biện pháp, giải pháp nào mới để đáp ứng được những yêu cầu mới trong xây dựng chỉnh đốn đảng hiện nay.
---------------------------
[1] PGS.TS Tô Huy Rứa, Phải chăng chế độ một đảng cầm quyền là mất dân chủ?, Báo Sài Gòn Giải phóng, ngày 4-11-2005.
[2] http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Dang-ta-la-dang-cam-quyen/163161.vgp
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động y tế phục vụ Đại hội XIII được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng
08:35, 25/01/2021
Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
08:00, 25/01/2021
Đại hội XIII: Kỳ vọng sự phát triển thịnh vượng của vùng ĐBSCL
07:45, 25/01/2021
Doanh nhân Nguyễn Hữu Bắc: Kỳ vọng môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện trong nhiệm kỳ Đại hội XIII
06:00, 25/01/2021
Các đại biểu sẽ làm gì trong ngày đầu tiên của Đại hội XIII?
05:35, 25/01/2021
Doanh nhân Hà Đức Hùng: Đại hội XIII sẽ đưa đất nước phát triển vượt bậc
05:30, 25/01/2021
Chùm ảnh: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội XIII của Đảng
16:00, 24/01/2021
Đại hội XIII: Định hướng tương lai của đất nước
11:49, 24/01/2021
Đại hội XIII: Kiều bào Việt Nam hướng về Tổ quốc
11:14, 24/01/2021
Đại hội XIII của Đảng: Việt Nam có thể lập "kỳ tích thần kỳ"
08:15, 24/01/2021
Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng!
07:59, 24/01/2021
Đại hội XIII và tầm nhìn đất nước 2021 - 2030
05:05, 24/01/2021
Đại hội XIII: Dựa vào dân, lắng nghe dân để xây dựng Đảng!
17:15, 22/01/2021
Bộ TT&TT nói gì về thông tin giả, luận điệu sai trái dịp Đại hội XIII của Đảng?
17:10, 22/01/2021
Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng chọn đúng và bầu được nhân sự xứng đáng
15:40, 22/01/2021
Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội XIII của Đảng đã sẵn sàng
14:40, 22/01/2021
Đại hội XIII của Đảng: Kiên định con đường đã chọn!
05:30, 22/01/2021
Đại hội XIII: Kỳ vọng "đột phá" trong công tác cán bộ
05:00, 20/01/2021
Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng!
06:54, 19/01/2021
Đại hội XIII: Mong chọn được người tài, đức
05:00, 17/01/2021