Trí nhớ kém và chứng hay quên sẽ biến mất nếu bạn thực hiện những thói quen này
Trong cuộc sống, rất nhiều người phải đấu tranh với chứng hay quên và mất tập trung này. Khi bạn không thể tập trung, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để hoàn thành một việc nào đó.
Bạn hay quên chìa khoá xe máy, đi chợ quên mang ví, thậm chí bỗng dưng quên tên... người đồng nghiệp kế bên... Bạn không cô đơn, vì có rất nhiều người gặp tình trạng tương tự, và hiện nay chứng sa sút trí tuệ hay brain fog đang có xu hướng tăng mạnh trên toàn cầu.
Brain fog (chứng đờ đẫn hay sương mù trí não) là một cảm giác mơ hồ về những gì bạn cố gắng thực hiện, nhưng không thể tập trung, không thể nhớ ra những điều cần làm. Những triệu chứng bao gồm: trí nhớ kém, hay quên, hay mất tập trung, căng thẳng kéo dài... Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình hình bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ trong cuộc sống dưới đây:.
Loại bỏ sự hỗn loạn trong không gian sống của bạn
Sự hỗn loạn luôn là nguyên nhân gây căng thẳng . Có một liên kết chặt chẽ giữa không gian vật lý và không gian tinh thần của chúng ta. Sự hỗn loạn là một tác nhân xấu đối với tâm trí và sức khỏe của bạn. Mặc dù chỉ ở mức độ thấp, nhưng nó có thể khiến bạn lo lắng kéo dài
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cuốn sách của Marie Condo “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” (The Japanese Art of Reorganizing and Decluttering) đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Bởi tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm cách để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa hơn bằng việc tìm kiếm sự tập trung và xóa bỏ những bận tâm không đáng có.
Loại bỏ sự lộn xộn trong văn phòng của bạn, trên bàn làm việc của bạn, trong phòng của bạn, và bạn sẽ trực tiếp gửi một thông điệp rõ ràng về sự bình tĩnh đến não bộ của mình. Hãy bắt đầu sắp xếp lại mọi thứ ngay hôm nay, với sự tập trung cao độ. Bạn sẽ không thể sắp xếp toàn bộ không gian của mình chỉ trong một ngày, vì vậy hãy bắt đầu chia nhỏ công việc, thực hiện theo từng bước nhỏ, biến nó trở thành thói quen hàng ngày của mình.
Hãy đặt mình lên con đường của sự thành công bằng cách lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể đối với khu vực mà bạn sắp sửa dọn dẹp, sắp xếp và tổ chức, thực hiện nó như là một thói quen lâu dài.
Không làm nhiều việc cùng lúc
Đa nhiệm không mang lại hiệu quả. Khi bạn thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, sự tập trung của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, điều đó sẽ chẳng giúp bạn hoàn thành các nhiệm vụ đó một cách tốt nhất. Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian bạn bỏ ra và hiệu quả của công việc, bởi vì bạn liên tục phải sắp xếp lại các công việc, não bộ lúc nào cũng xoay quanh các nhiệm vụ,và bạn sẽ bị rối trí.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ thực sự tiêu tốn thời gian và công sức của bạn hơn so với bình thường. Điều này làm não bộ căng thẳng, mệt mỏi, năng lực tổng thể của bạn cho tư duy sáng tạo và công việc cũng từ đó mà suy giảm theo.
Hãy cam kết rằng mỗi nhiệm vụ đều có deadline cụ thể. Loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung như: tắt tiếng điện thoại di động, tắt các thông báo qua email... trước khi bạn bắt đầu làm việc để không bị cám dỗ và hoàn toàn tập trung vào nó.
Không có chỗ cho sự phân tâm nhất thời
Năng suất, sự sáng tạo và những ý tưởng lớn của bạn phụ thuộc vào việc bạn có thể xóa bỏ sự phân tâm nhất thời hay không.
Bạn đang cần hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng và cần giải quyết xong trước ngày mai. Tuy nhiên, bạn lại được giao một nhiệm vụ khác không quá quan trọng, bạn hoàn toàn có thể để đến sau ngày mai, nhưng lại vẫn quyết định giải quyết nhiệm vụ nhất thời kia trước, điều này tạo nên một sự xáo trộn lớn.
Bạn không cần thiết phải ưu tiên những sự chen ngang gây xáo trộn như vậy. Đôi khi những nhiệm vụ quan trọng đang “nhìn chằm chằm” vào bạn, nhưng bạn bỏ bê chúng và đáp ứng những điều khẩn cấp nhưng không quan trọng khác. Bạn đang áp dụng một chiến lược không đúng đắn.
Thay đổi điều đó là cách duy nhất để bạn làm chủ thời gian của mình. Khả năng phân biệt các nhiệm vụ cấp bách và quan trọng của bạn có liên quan đến thành công của bạn. Nhiệm vụ quan trọng là những điều góp phần vào sứ mệnh, giá trị và mục tiêu lâu dài của bạn.
Sự thoải mái không phải lúc nào cũng tốt
Sự thoái mái mang đến một trạng thái an toàn cho tinh thần. Khi bạn cảm thấy thoải mái, não của bạn có thể giải phóng các chất như dopamine và serotonin, giúp mang đến những cảm giác hạnh phúc.
Nhưng về lâu dài, sự thoải mái không tốt cho não của bạn. Một cuộc sống tích cực làm tăng mạng lưới dendrite và cũng làm tăng khả năng tái sinh của não, được gọi là sự dẻo dai.
Trong cuốn sách “The Brain That Changes Itself” của Norman Doidge, ông viết: “Việc bỏ qua những căng thẳng trong cuộc sống dẫn đến các hệ thống duy trì sự dẻo dai của não bị lãng phí”.
Michael Merzenich, người tiên phong nghiên cứu về sự dẻo dai, và là tác giả của “Soft-wired: How the New Science of Brain Plasticity Can Change Your Life” nói rằng “Vượt ra khỏi cái quen thuộc là điều thiết yếu đối với sức khỏe của não”.
Trong cuộc sống, đừng ngại gặp phải những căng thẳng hay không thoải mái, đừng cho phép bản thân đứng trong vùng thoải mái đó mãi như vậy. Hãy đứng dậy và tìm kiếm những trải nghiệm mới, học những kỹ năng mới, mở ra cánh cửa cho những ý tưởng mới, trở thành người truyền cảm hứng cho những người khác.
Đừng ngồi yên
Ngồi mỗi ngày, ngồi cả ngày là một sự nguy hiểm. Những hoạt động thể chất có thể có tác động mạnh lên não và tâm trạng của bạn. Bộ não thường được mô tả là “giống như một bắp thịt”. Nhu cầu của nó cần được thực hiện để đạt hiệu quả tốt hơn.
Nghiên cứu cho thấy vận động cơ thể thường xuyên có thể cải thiện chức năng nhận thức của bạn. Dành ra 30-45 phút để đi bộ, tập thể dục, ba lần một tuần, có thể giúp chống lại sự hao mòn tinh thần. Tìm ra niềm đam mê của mình, có thể là một môn thể thao hay một hoạt động nào đó, biến nó thành thói quen và thực hiện thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm
Thế nào là sự tử tế ?
21:03, 19/03/2018
Sung rồi, tại sao chưa sướng?
09:15, 19/03/2018
Sống nửa mình sao chịu thấu
15:18, 19/03/2018
Khi bạn thấy bắt đầu lo lắng về trí nhớ của mình - đặc biệt nếu suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các hoạt động hàng ngày thông thường, hãy đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể sẽ làm một vài bài kiểm tra thể chất, cũng như kiểm tra trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề để đánh giá, tìm nguyên nhân và giải pháp điều trị thích hợp.