Muốn tăng lương, hãy luyện EQ

Theo Trí Thức Trẻ 06/05/2018 07:05

Theo nghiên cứu của Talent Smart, EQ – emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc đóng góp 58% vào sự thành công trong sự nghiệp của một con người.

Người có EQ cao có mức lương cao hơn người bình thường trung bình 29.000 USD mỗi năm. Nhưng EQ luyện sao? Bắt đầu từ đâu?

Theo nghiên cứu của đại học Washington, muốn có EQ phải bắt đầu từ 1 điều kiện cơ bản nhất – chân thật (genuine). EQ không giả tạo được, cũng không múa may qua mặt người khác được. Khi lòng tin trên thế giới ngày càng cạn kiệt, khi ai ai cũng bắt đầu bằng hai chữ nghi ngờ, cách tiếp cận hiệu quả nhất là chân thật. Vậy người chân thật ta làm sao nhận ra họ? Và phải làm gì để xây dựng nền tảng cơ bản này?

1.Người chân thật không cố làm cho người khác thích mình

Họ cứ là họ thôi. Họ biết sẽ có người thích mình, có người không. Đó là chuyện bình thường. Vì vậy họ chẳng phải suốt ngày ngồi lo làm sao để được chú ý. Họ ăn nói mạch lạc, tự tin, thoải mái, thân thiện, và người ta quan tâm đến nội dung họ trình bày hơn. Họ chẳng cần phải tỏ ra quan trọng. Và đó chính là thái độ khiến mọi người thích họ.

Muốn tăng lương, hãy luyện EQ - Ảnh 1.
Người chân thật tự tin và không cần làm ai thích mình

2.Người chân thật không vội đánh giá người khác

Vì suy nghĩ tự do và thoải mái, họ rất dễ tiếp cận và đầy thú vị. Vì thoải mái và không đánh giá người khác nên họ lắng nghe ý kiến, đề nghị của người khác và giúp đỡ mọi người tốt hơn.

Muốn tăng lương, hãy luyện EQ - Ảnh 2.
Họ biết lắng nghe

3.Họ có con đường riêng của mình

Người chân thật không đi tìm sự đồng thuận của người khác. Họ có giá trị riêng, biết mình là ai và chẳng bao giờ cố trở thành người khác. Họ làm điều mà họ biết là đúng với giá trị của cá nhân mình và cứ thế làm thôi, chẳng lo người khác lời ong tiếng ve gì cả.

4. Họ rất hào phóng

Người chân thật chẳng lo giấu giếm chuyện gì. Ai họ cũng giúp, biết gì họ cũng chia sẻ. Họ thật tình mong muốn bạn phát triển, vì thành công của bạn cũng là thành công của họ.

5.Họ tôn trọng mọi người

Đã chân thật thì gặp ai cũng tôn trọng, chẳng phải vì bạn giàu có hay có quyền lực gì cả. Họ tôn trọng mọi người vì biết rằng trên đời này chẳng ai hơn ai. Mọi người sinh ra đều bình đẳng.

6. Động lực không liên quan đến vật chất

Người chân thật chẳng cần những thứ hào nhoáng bên ngoài để thấy mình có giá trị hơn. Họ chẳng bao giờ show off. Họ biết rằng giá trị và hạnh phúc đến từ bên trong, đến từ mục đích sống, đến từ những thứ rất đời thường như gia đình, bạn bè, cộng đồng….

7. Họ rất có uy tín

Người chân thật quan trọng chuyện giữ uy tín, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ. Vì vậy, người khác tin tưởng họ. Họ nói sao làm vậy. Nói được làm được. Hứa là sẽ giữ lời.

Có thể bạn quan tâm

  • Bao nhiêu tiền đủ để mua hạnh phúc

    Bao nhiêu tiền đủ để mua hạnh phúc

    21:01, 05/05/2018

  • ‘Bổng lộc’ rốt cuộc là gì? Ý nghĩa bị bóp méo, thành hiểu lầm tai hại

    ‘Bổng lộc’ rốt cuộc là gì? Ý nghĩa bị bóp méo, thành hiểu lầm tai hại

    17:27, 03/05/2018

  • Mua hộp trả ngọc và câu chuyện ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’

    Mua hộp trả ngọc và câu chuyện ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’

    09:25, 03/05/2018

  • 8 thói quen của người có đầu óc tổ chức tốt

    8 thói quen của người có đầu óc tổ chức tốt

    17:25, 02/05/2018

8.Cười vào mọi chỉ trích

Vì biết mình, hiểu người, người chân thật không sợ bị kẻ khác nói ra nói vào. Nếu bị ai nói gì đó, họ không xem chuyện này là cố ý gây tổn thương. Họ phân biệt rõ ràng giữa ý kiến tích cực và tiêu cực, lắng nghe và tiếp nhận phản hồi tích cực để sữa chữa và làm tốt hơn. Thế thôi!

9.Họ biết cất điện thoại khi cần

Vì biết lắng nghe người khác, người chân thật cất điện thoại đi để tập trung vào người nói. Vì vậy, họ kết nối sâu hơn với người khác, đơn gỉan vì họ thật tình quan tâm người khác.

Muốn tăng lương, hãy luyện EQ - Ảnh 3.
Họ cất điện thoại khi cần

10.Dẹp cái tôi qua một bên

Người chân thật chẳng bao giờ đưa ra quyết định vì cái tôi của mình. Họ không đi tìm và cố tạo ra sự ngưỡng mộ. Họ làm vì thích và biết mình nên làm thế thôi, chẳng bao giờ cố gắng gây chú ý cả.

11.Không hề đạo đức giả

Người chân thật sống đúng với giá trị của mình. Họ thể hiện và làm đúng những gì mình tin tưởng. Họ biết mình có điểm yếu và bao giờ cũng lo chuyện khắc phục điểm yếu của cá nhân, phát triển bản thân chứ không đi chỉ trích người khác.

12.Họ không nổ lung tung

Người chân thật không cần phải nói về mình và thành tựu của mình. Người hay nổ, hay khoe thật ra là người sợ mình thua người khác, sợ người ta không chú ý. Người chân thật làm vì người khác, vì cộng đồng và họ làm vì giá trị, không vì chút hào quang.

Luyện bao nhiêu đó có quá nhiều? Thật ra là quá dễ!

Theo Trí Thức Trẻ