Quản lý EQ của AI?

Nguyễn Long 09/06/2018 15:02

Trí thông minh cảm xúc (EQ) giúp cho trí thông minh nhân tạo (AI) tiếp cận dễ dàng và hòa đồng hơn với con người.

Việc xây dựng AI đi kèm với EQ sẽ giúp con người giao tiếp với AI “thật” hơn, AI có thể thực sự hiểu chứ không chỉ còn là nghe các mệnh lệnh, đây là điều mà các robot không thể làm được.

p/Việc xây dựng AI đi kèm với EQ sẽ giúp con người giao tiếp với AI “thật” hơn

Việc xây dựng AI đi kèm với EQ sẽ giúp con người giao tiếp với AI “thật” hơn

Nhà khoa học máy tính Rana el Kaliouby, đồng sáng lập và CEO của Affectiva, một công ty của MIT bán công nghệ nhận thức cảm xúc cho biết, “Nếu AI giao tiếp với con người, nó cần kỹ năng xã hội và cảm xúc. Bằng cách thêm EQ vào AI, chúng tôi có thể cải thiện cách thức làm việc và sống trong một bối cảnh kỹ thuật số mới”.

Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tú, giảng viên Học viện Kỹ thuật Mật mã thì hiện nay, trên thế giới không phải ai cũng đồng tình với việc bổ sung EQ cho AI, bởi “họ lo ngại AI sẽ trở nên quá giống con người sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về đạo đức xã hội, hay như con người kết thân và thích giao tiếp nhiều hơn với máy móc chứ không phải người thật” – ông Tú cho biết.

Trong khi đó song hành với việc xây dựng AI, các nước trên thế giới đang chuyển sang nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đạo đức nảy sinh, xây dựng quy định, luật về AI.

Một vấn đề khác hiện hữu ngay tại xử sở Mặt trời mọc – Nhật Bản, đó là một bộ phận công dân nước này không thích giao tiếp với người thật, dần xa lánh xã hội. Họ giao tiếp với các nhân vật đồ họa kỹ thuật số với sự giúp đỡ của các thiết bị VR, của công nghệ thực tế ảo. “Họ chấp nhận những nhân vật ảo thay vì người thật vì nó cho họ sự an toàn. Việc giao tiếp với các nhân vật này dễ dàng hơn người thật, chúng chân thật, dễ dàng suy đoán, không có sự phức tạp, không tồn tại sự “hai mặt” như con người” – ông Tú giải thích.

Vậy phải kiểm soát AI như thế nào? Ông Trần Anh Tú đề xuất, Việt Nam có thể học tập từ các nước như Mỹ, Canada họ đã có những chính sách quản lý mạnh tay với AI. Tại Mỹ, Canada đánh thuế rất nặng việc áp dụng AI trong kinh tế, đặc biệt là các bot – chương trình tự động hóa – được sử dụng trong Fintech.

Chuyên gia cho rằng, việc tạo ra một “diện mạo” cá nhân con người dễ dàng hơn là tạo ra “tính cách” của AI. một hình dạng trông giống và hành động như con người nhưng không có những khía cạnh tinh tế của con người. Hiện nay, AI mới chỉ đạt đến dạng đơn giản nhất của EQ. Chúng ấn tượng, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể “giống” con người.

Nguyễn Long