Bất chấp rủi ro, tiền thật vẫn ào ào đổ vào Altcoin

Nguyễn Long 26/07/2018 16:00

Hơn 80% đồng tiền thuật toán (crypto) tiến hành ICO trong năm 2107 là dự án lừa đảo, rủi ro cao, tuy vậy, số tiền đổ vào ICO vẫn có xu hướng tăng lên.

Theo thông kê của công ty tư vấn ICO Satis Group, trong năm 2017, xấp xỉ 78% các dự án ICO là lừa đảo, 4% đã thất bại, 3% đã "chết" và chỉ có 15% dự án được đưa lên sàn giao dịch. Có thể hiểu đơn giản rằng có 10 coin mới tiến hành ICO thì có đến 8 coin sẽ không có sản phẩm và trong 2 coin còn lại sẽ có 1 coin “chết”.

br class=

Nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn chỉ bitcoin trong thị trường tiền thuật toán ẢNH: REUTERS

Bất chấp rủi ro

Trái ngược với những thông tin tiêu cực về crypto, lượng tiền đầu tư đổ vào thị trường lại cho thấy nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về thị trường này. Một báo cáo chung từ công ty tư vấn PwC và Hiệp hội Thung lũng Crypto của Thụy Sĩ đã tiết lộ rằng, khối lượng ICO đã đạt 13,7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2018, gấp đôi so với toàn 2017.

Mới đây, Grayscale Investments, công ty sáng lập Quỹ đầu tư Bitcoin, đã công bố một báo cáo cho thấy họ đang đầu tư gần 10 triệu USD mỗi tuần. Số tiền này chủ yếu đến từ các tổ chức và các nhà đầu tư tiềm năng khác.

Hiện nay trên thế giới có trên 1.500 loại Altcoin khác nhau đang lưu hành; tổng giá trị vốn hóa của các đồng tiền ảo niêm yết giao dịch đến giữa tháng 6 năm 2018 lên đến 300 tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm hơn 40% tổng giá trị vốn hóa (theo trang CoinMarrketCap.Com). Bitcoin hiện vẫn là đồng tiền có giá trị cao nhất trên thị trường, mặc dù giá trị hiện nay đã rời xa mốc lịch sử 20.000 USD trong năm 2017. Giá giao dịch Bitcoin hiện đang xoay quanh mốc 7.400 USD/BTC.

Ủng hộ hay không?

Trên thế giới vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về tiền kỹ thuật số. Một số đồng tình và coi tiền kỹ thuật số là xu hướng của kỷ nguyên 4.0 với nền tảng blockchain, tính bảo mật cấp cao, tính minh bạch và sự tin tưởng là 3 lợi ích chính mà công nghệ Blockchain và Bitcoin mang lại, và việc dân chủ hóa tiền bạc dường như là cuộc cách mạng tài chính lớn nhất thế kỷ.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Ủy ban Chứng khoán cấm tất cả các hoạt động chứng khoán liên quan tới tiền ảo?

    Vì sao Ủy ban Chứng khoán cấm tất cả các hoạt động chứng khoán liên quan tới tiền ảo?

    01:08, 25/07/2018

  • Luật sư “vạch mặt, chỉ tên” các rủi ro khi đầu tư vào tiền ảo

    Luật sư “vạch mặt, chỉ tên” các rủi ro khi đầu tư vào tiền ảo

    06:10, 15/07/2018

  • Chính phủ lưu ý người dân thận trọng khi giao dịch tiền ảo

    Chính phủ lưu ý người dân thận trọng khi giao dịch tiền ảo

    19:51, 27/06/2018

  • NHNN: Tiền ảo không phải là tiền điện tử

    NHNN: Tiền ảo không phải là tiền điện tử

    14:02, 07/06/2018

Mặc dù không ủng hộ tiền kỹ thuật số, nhưng Việt Nam vẫn để ngỏ một cánh cửa trong việc quản lý loại hình này. Điều này được thể hiện qua việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử”.

Đề án nêu rõ báo cáo đánh giá thực trạng để sửa đổi khung pháp lý cần hoàn thành trước tháng 8/2018 và đến cuối năm 2018 phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Đồng thời, đến tháng 6/2019, cần xong hồ sơ đề nghị xây dựng khung pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, những đề xuất để phòng, chống xử lý các vi phạm liên quan đến loại hình tiền tệ này cũng được Chính phủ giao hoàn thành trước tháng 9/2019.

Nguyễn Long