Thách thức đặt ra để xe tự lái thực sự an toàn

Nguyễn Long 05/08/2018 04:04

Hàng loạt các hãng công nghệ và sản xuất xe hơi trên thế giới đang chạy đua trong việc phát triển công nghệ xe tự lái nhưng còn nhiều thách thức đặt ra cho họ để xe tự lái thực sự an toàn.

Thách thức đặt ra để xe tự lái thực sự an toàn

Thách thức đặt ra để xe tự lái thực sự an toàn

Tại Anh, tổ chức KPMG ước tính sẽ giảm được 2.500 số vụ tử vong trong năm 2030 so với hiện nay nhờ công nghệ này. Tuy nhiên, để đạt được độ hoàn hảo để thay thế con người, còn nhiều thách thức đặt ra cho các hãng công nghệ và sản xuất xe hơi để những chiếc xe tự lái thực sự an toàn.

Thách thức công nghệ

Xe thông minh tự lái hiện nay được chia thành hai loại khác nhau, gồm bán tự động, tức là vẫn cần có sự can thiệp của con người vào quá trình lái và tự động hoàn toàn. Những chiếc xe tự lái hoàn toàn, sau này được chia thành hai loại, gồm xe tự lái hoạt động theo lệnh từ người điều khiển ngồi sau vô-lăng và xe tự lái không có vị trí lái.

Để một chiếc xe có thể tự điều khiển, cần tới sự kết hợp của một loạt các công nghệ thông minh, kèm theo bản đồ được lập trình sẵn và hàng chục bộ cảm biến radar, cảm biến siêu âm, camera và máy quét 3D. Mỗi chiếc xe đều trải qua thời kỳ thử nghiệm nghiêm ngặt và giai đoạn phát triển lâu dài để đảm bảo rằng tất cả thiết bị hoạt động nhịp nhàng đồng thời.

Tuy nhiên, công nghệ lại chính là thách thức khó nhất cho các hãng. Công nghệ được áp dụng cho các xe về bản chất cũng là do con người ghi các lệnh vào đưa ra các phương án lựa chọn và cài đặt cho máy tính và kết hợp với các dữ liệu thu thập ngoại vi để đưa ra phương án tối ưu nhất.

Trước đây, trong báo cáo của Google sau khi cho thử nghiệm xe tự lái tại California (Mỹ) đã nêu rõ sau hơn 1,6 triệu km thử nghiệm, trong số hàng trăm lần con người can thiệp đó, lỗi do công nghệ gây ra là chính với 272 trường hợp; 69 lần tài xế lấy lại quyền kiểm soát xe vì cảm thấy có sự đe dọa mất an toàn dù hệ thống không hề cảnh báo – điều đó cũng phản ánh lý do có tới 2 phần 3 số người được hỏi trong một khảo sát gần đây nói rằng họ không quan tâm tới xe tự lái vì lo ngại “mất điều khiển”.

Có thể bạn quan tâm

  • 11 tuổi chế máy chơi game Nintendo thành điện thoại di động, 22 tuổi điều hành startup xe tự lái trị giá tỷ đô

    20:40, 10/04/2017

  • Ford chiếm “ngôi vương” trong bảng xếp hạng các DN phát triển dòng xe tự lái

    16:37, 05/04/2017

  • Ford đầu tư 1 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo để phát triển xe tự lái

    10:51, 21/02/2017

  • Thua lỗ kỉ lục, Uber có thể “hất cẳng” lái xe để dùng xe tự lái

    14:35, 29/08/2016

Ứng dụng thực tế

Để áp dụng xe tự lái ở Việt Nam, chúng ta cần phải thay đổi rất nhiều thứ, giả sử đi trên các tuyến đường chính, đường cao tốc, đại lộ, quốc lộ sẽ là động lực, đòi hỏi thực tế để các cơ quan chức năng nâng cấp đường sá và cải tiến cơ sở hạ tầng đường sá, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông chuẩn và đèn tín hiệu.

Để sử dụng và tương tác với ô tô tự lái, tránh xảy ra tai nạn trên đường đòi hỏi người tham gia giao thông phải thay đổi thói quen đi đường, hành vi tham gia giao thông.

Theo Alexei Oreskovic, nhà báo Business Insider đã từng nhận định giao thông hỗn loạn ở Việt Nam là thách thức lớn cho một chiếc xe tự lái. Con người có khả năng tiếp nhận các tín hiệu thu được từ hình ảnh, âm thanh, kết hợp với khả năng xử lý tình huống tuyệt vời của não bộ, nên có thể xử lý được việc này.

Tuy nhiên, ô tô tự lái cho đến nay vẫn hoạt động dựa trên phần mềm được lập trình sẵn, và chưa thực sự sẵn sàng để đương đầu với các tình huống khó.

Trên những tuyến phố như tại Việt Nam, một chiếc xe hơi tự lái có lẽ cần phải thực hiện hàng trăm phán đoán tình huống khác nhau mới có thể đưa ra được cách thức di chuyển chính xác.

Tương lai Việt Nam sẽ có xe tự lái

Mới đây, Bộ GTVT cấp phép Công ty TNHH Phần mềm FPT về việc thử nghiệm xe tự lái trong đường nội bộ Khu công nghệ cao TP.HCM. Bộ GTVT cho biết rất ủng hộ việc phát triển xe tự lái, bởi đây là chương trình phù hợp với xu hướng của thế giới, chiến lược phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 của Chính phủ.

Trước đó, vào tháng 10/2016, FPT đã hợp tác với Viện nghiên cứu Daiwa trong cuộc đua toàn cầu về xe tự hành. Theo đó, cuối tháng 10/2017, FPT đã tiến hành thử nghiệm công nghệ xe tự hành của mình trong khuôn viên trường Đại học FPT tại TP.HCM.

Xe ô tô tự lái của FPT đã trải qua khoảng 200 giờ chạy trong khuôn viên tòa nhà F-Town. Nhóm R&D đã mô phỏng các trải nghiệm trong thế giới thực cùng rất nhiều bài thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng lái xe đúng làn hay học cách tránh người đi đường, vật cản.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết xe tự hành là mảng kinh doanh quan trọng của FPT Software trong tương lai. Mục tiêu của FPT là năm 2020 sẽ đạt doanh thu 200 triệu USD/năm. 

Nguyễn Long