Cải thiện chỉ số chính phủ điện tử và kinh nghiệm từ Estonia
Theo Liên Hợp Quốc, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Việt Nam đã cải thiện và tăng lên vị trí 88, tăng 1 bậc chính phủ điện tử và Việt Nam hiện đang xếp thứ 6 trong khu vực.
Cải thiện chỉ số chính phủ điện tử
Việt Nam được Liên hợp quốc xếp vào nhóm có chỉ số Dịch vụ công trực tuyến OSI (Online Services Index) và Chỉ số tham gia điện tử (E-Participation Index) ở mức cao (tăng từ 0,5 đến 0,75 điểm). Như vậy, sau 2 năm, Việt Nam đã cải thiện được cả 3 chỉ số thành phần; tăng 1 bậc về chính phủ điện tử.
Trong nhóm các nước khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Brunei.
Theo dự thảo “Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025”, Việt Nam đặt ra mục tiêu là đến hết năm 2020 nằm trong nhóm 4 quốc gia đứng đầu ASEAN về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Liên hợp quốc năm 2014, Việt Nam xếp hạng 99/193. Năm 2016, Việt Nam xếp hạng 89...
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử
00:03, 25/05/2018
Xây dựng Chính phủ điện tử và tư duy “nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ”
21:16, 14/05/2018
Startup Việt xây dựng chính phủ điện tử cho Lào bằng Blockchain
04:26, 21/06/2018
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu, hạ tầng là điều đặc biệt quan trọng và cần phải thực hiện để xây dựng Chính phủ số.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên trong xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay của Việt Nam là cơ sở dữ liệu dân cư chung, từ đó mới có định danh dân cư - điều kiện cơ bản trong thực hiện Chính phủ điện tử. Tiếp đó là cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp, tài chính, hải quan...
Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia kết nối cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương. Có như vậy, mới thực hiện được chia sẻ thông tin và kết nối liên thông dịch vụ công từ Trung ương đến bộ, ngành, địa phương.
“Nhiều quốc gia xây dựng dữ liệu người dân nhưng không có thông tin nên không thể thực hiện. Việt Nam đã có cơ sở dữ liệu nên chúng ta cần tận dụng. Như ở tỉnh Quảng Ninh đã làm rất tốt trong việc chia sẻ tài nguyên số và tập hợp dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức khác nhau”, bà Amia Melhem, Trưởng Ban Phát triển số của Ngân hàng Thế giới nhận định.
Bài học từ Estonia
“Dự án nhà nước của Estonia về hệ thống điện tử thống nhất được đánh giá là một trong những dự án triển khai thành công nhất trên thế giới” – ông Adam Vaziri - Tổng Giám đốc QRC Groupcho biết. Hiện, 94% người dân Estonia đã có căn cước điện tử, giúp họ truy cập và sử dụng hệ thống thông tin dịc vụ chính phủ điện tử. Đây là hệ thống phân cấp kết nối các dịch vụ và cơ sở dữ liệu khác nhau. Nhờ có cấu trúc này rất dễ dàng để thực hiện các dịch vụ và ứng dụng mới cho hệ thống này và quá trình chuyển đổi sang hệ thống blockchain rất nhanh chóng và dễ dàng.
Nhờ chính phủ điện tử, Estonia đã tiết kiệm 2% GDP cả nước, hơn 4000 dịch vụ được cung cấp trên nền tảng số, hơn 1 triệu thẻ y tế của người dân đã được nhập vào kho dữ liệu blockchain. Estonia đã đứng đầu thế giới trong việc thu thuế và chỉ số kinh tế kỹ thuật số. Chính phủ Estonia đã xây một hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng công nghệ blockchain như: định danh điện tử (e-identify), tòa án điện tử (e-Court), Cảnh sát điện tử (e-Police), y tế điện tử, bầu cử điện tử (e-Vote), hệ thống đăng ký điện tử (e-Register), thuế điện tử (e-Tax) và trường học điện tử (e-school).
Y tế là một trong những dịch vụ tiêu biểu mà Estonia đã ứng dụng thành công blockchain. Với mục đích bảo mật tuyệt đối thông tin sức khỏe, nhưng đồng thời đảm bảo quyền truy cập cả các cá nhân có thẩm quyền, hệ thống thẻ điện tử ID sử dụng bởi e-Healthcare (Hệ thống y tế điện tử) áp dụng nền tảng blockchain nhằm đảm bảo sự chính trực. Theo đó, hồ sơ y tế của mỗi cá nhân được lưu giữ, theo dõi và cập nhập, mọi thông người kiểm tra dữ liệu, người chỉnh sử dữ liệu và lý do đều sẽ được hiển thị đầy đủ. Kết quả đạt được là hơn 97% đơn thuốc đã được số hóa.