Ứng phó với trộm xe đạp “chia sẻ” như thế nào?

Nguyễn Long 11/08/2018 20:00

Ứng dụng chia sẻ xe đạp đang ngày một thịnh hành tại quốc gia do sự tiện lợi và thân thiện môi trường do nó mang lại. Tuy nhiên nạn trộm xe lại là một vấn đề đau đầu.

Xe điện chống trộm cắp của QIQ

Xe điện chống trộm cắp của QIQ

Trong nền kinh tế chia sẻ, rất nhiều dịch vụ cho thuê xe đã được ra đời từ phương tiện cơ giới tới ô tô, tuy nhiên khi áp dụng thực tế, đặc biệt ứng dụng chia sẻ xe đạp đang là một “mỏ vàng”.

Theo hãng tư vấn Roland Berger, trên thế giới hiện có khoảng 600 công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp với tăng trưởng 20%/năm và dự kiến thu về 5,8 tỷ USD vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Nên ứng xử thế nào với mô hình kinh tế chia sẻ?

    11:43, 01/08/2018

  • Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?

    11:37, 12/07/2018

  • Blockchain sẽ thay đổi thế giới (Kỳ IV): Blockchain và nền kinh tế chia sẻ

    05:55, 29/03/2018

Hình thức này hiện vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, khi triển khai trên diện rộng thì đây sẽ là giải pháp cứu cánh cho không chỉ vấn đề ùn tắc giao thông mà còn cho môi trường. Bởi theo dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 2 triệu ô tô và 7,5 triệu xe gắn máy, trong khi quỹ đất cũng như nguồn vốn đầu tư cho mở rộng đường, xây đường mới rất eo hẹp. Như vậy, tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao và doanh thu lớn nhưng ứng dụng chia sẻ xe đạp lại đối mặt với một khó khăn không ngờ đến là nạn trộm xe.

Tại Trung Quốc, Wukong Bicycle, một trong những start-up chia sẻ xe đạp đầu tiên phải đóng cửa, cho biết 90% xe đạp của họ bị đánh cắp. 12.000 chiếc xe đạp của Wukong mới được cho thuê ở Trùng Khánh trong 6 tháng rưỡi.

Còn tại Việt Nam, mới đây một dự án chia sẻ xe đạp điện cũng vừa được ra mắt và dự kiến sẽ được thử nghiệm tại Hà Nội từ quý 4/2018, đó là dự án hệ thống giao thông công cộng xanh QIQ do Công ty TPR Invest và QIQ Global phối hợp cung cấp.

Để phòng chống nạn mất cắp giống như bài học từ Trung Quốc, ông Vũ Cao Tùng, Tổng giám đốc của TPR Invest cho biết, mỗi chiếc xe đạp đều có bộ điều khiển trung tâm đây chính là giải pháp phòng chống mất cắp dành cho xe đạp. Bởi xe đạp là một phương tiện rất nhẹ dễ dàng bị trộm cắp cho nên trong bộ điều khiển gồm có pin dự phòng, chip điều khiển GPS và hệ thống nhận diện thông minh, giúp nhà điều hành theo dõi quãng đường di chuyển cũng như là vị trí của xe.

“Ngoài ra, trong bộ điều khiển còn có thiết bị chống mất cắp gồm có chuông báo động và bộ điều khiển khóa xe thông minh để khóa xe ngay lập tức nếu xảy ra mất cắp” – ông Tùng chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Anh Tú, Giảng viên Đại học Giao thông Vận tải cho biết, mô hình xe điện công cộng QIQ cần phải nghiên cứu một cách nghiên cứu thêm một số vấn đề đặc thù của riêng Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. " QIQ và TPR cần nghiên cứu quỹ đất dành cho trạm xe đạp, vì với quy mô 15-20 xe/trạm, quỹ đất không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng xe đạp không đồng đều, dễ xảy ra sự dồn ứ phương tiện tại một điểm nào đó. Cần xe kéo để phân bổ lại phương tiện đồng đều ở các trạm" - bà Anh Tú cho biết .

Nguyễn Long