Bảo vệ dữ liệu người dùng như thế nào?
Theo đại diện Google, người dùng đều kiểm soát được dữ liệu của mình. Kiểm soát như thế nào thì người dùng phải có đủ năng lực để làm việc đó.
Trong khuôn khổ diễn đàn WEF ASEAN 2018 đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, Syed Saddiq Abdul Rahman cho rằng, sự kết nối trên thế giới đã mang lại nhiều giá trị, trong đó có thể kể đến ví dụ như những quốc gia, tổ chức nhỏ có thể bắt kịp các gã khổng lồ.
Theo ông Syed Saddiq Abdul Rahman, bảo vệ dữ liệu người dùng là quan trọng, nhưng trong dài hạn sẽ tác động đến khởi nghiệp. “Khi có truy cập tốt hơn tới dữ liệu, minh bạch, công khai dữ liệu thì có điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển”, ông Syed Saddiq Abdul Rahman nói.
Cùng quan điểm với ông Syed Saddiq Abdul Rahman, bà Annie Koh, Giám đốc Học viện, Học viện Thương mại Quốc tế; Giáo sư Tài chính (Thực hành), Đại học Quản lý Singapore cho rằng, cần có sự hợp tác công tư về hạ tầng, dữ liệu số để tạo điều kiện cho sự phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Facebook “chao đảo” vì bảo mật hay niềm tin?
16:01, 27/07/2018
Samsung vướng rắc rối bảo mật trên dòng smartphone mới
06:34, 04/07/2018
5 xu hướng bảo mật thông tin đáng chú ý thời gian tới
10:44, 25/06/2018
Trong khi đó, bà Yasmin Mahmood, Tổng Giám đốc Điều hành MDEC, Malaysia cho rằng, dữ liệu hiện nay như nguồn dầu mỏ mới, là tài sản gia tăng giá trị và góp phần vào tăng trưởng. “Phải làm thế nào để tối ưu hóa”, bà Yasmin Mahmood nói.
Đại diện cho Google, ông Rajan Anandan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ nhấn mạnh, với Google, dữ liệu, thông tin riêng tư của người dùng là rất quan trọng. “Người dùng đều kiểm soát được dữ liệu của mình. Kiểm soát như thế nào thì người dùng phải có đủ năng lực để làm việc đó”, ông Rajan Anandan nói.
Tuy nhiên, mới đây chính Google lại làm mất lòng người dùng liên quan đến vấn đề dữ liệu cá nhân. Cụ thể, người dùng smartphone đã nhận được một tin sốc đó chính là ông lớn tìm kiếm Google sẽ có thể theo dõi bạn ở bất kỳ đâu cho dù bạn đã tắt định vị trên điện thoại.
Google cũng thừa nhận hãng vẫn lưu trữ dữ liệu vị trí của người dùng để phục vụ cho các ứng dụng khác, như Google Maps, và công cụ tìm kiếm ngay cả khi đã tắt cài đặt này. “Cài đặt không ảnh hưởng đến các dịch vụ định vị khác trên thiết bị của bạn. Một số dữ liệu vị trí có thể được lưu lại để phụ vụ một phần cho hoạt động của bạn ở các dịch vụ khác, như tìm kiếm và bản đồ”. Theo thống kê của StatCounter, Google là công cụ chiếm tới 90% thị phần của thị trường tìm kiếm toàn cầu. Tiếp sau đó là công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, với 3% thị phần.
Mặc dù Google yêu cầu quyền sử dụng thông tin vị trí (chẳng hạn như yêu cầu quyền truy cập để sử dụng trong điều hướng), nhưng vấn đề chính bắt nguồn từ phần cài đặt "Lịch sử Vị trí". Dù trang hỗ trợ của Google tuyên bố: “Bạn có thể tắt Lịch sử vị trí bất cứ lúc nào. Khi tắt Lịch sử Vị trí, các địa điểm bạn đến không còn được lưu trữ nữa ”, nhưng điều tra của AP cho thấy điều này là không đúng sự thật.
Như vậy có thể thấy việc mức độ ảnh hưởng lớn như thế nào đến người dùng về mặt thông tin cá nhân, khi mà Google luôn biết vị trí của bạn, thói quen đi lại và các điểm bạn ghé qua.