Cách phòng vệ rủi ro với thẻ Visa
Với vụ việc lộ số seri thẻ Visa được cho là của những khách hàng Thế Giới Di Động, dù đó là sự thật hay không, người dùng thẻ Visa vẫn nên chủ động phòng vệ rủi ro này.
Theo Thông tư 19/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng (tổ chức phát hành thẻ) phải có nghĩa vụ bảo mật thông liên quan đến hoạt động thẻ; thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ để bảo mật thông tin chủ thẻ. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, rủi ro có thể đến từ các đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ hoặc đến từ các hacker…
Có thể bạn quan tâm
Hacker khó lấy tiền từ tài khoản ngân hàng của khách hàng
05:00, 08/11/2018
Hacker mũ trắng sẽ “thí nghiệm” tấn công các hệ thống an toàn nhất Việt Nam
10:37, 02/11/2018
Dữ liệu y tế Mỹ lại bị hacker tấn công
04:30, 22/10/2018
Doanh nghiệp đối phó như thế nào với hacker?
04:30, 19/10/2018
Hacker có thể đánh cắp mã PIN dựa vào sóng âm phát ra từ điện thoại
05:01, 05/09/2018
Để tránh rủi ro bị mất tiền khi lộ thông tin thẻ ngân hàng, người dùng thẻ nên biết cách để tự bảo vệ mình. Theo các chuyên gia bảo mật, quan trọng nhất chính là sự chủ động của chính khách hàng, họ phải nắm được cách phòng vệ cơ bản nhất mà không tốn quá nhiều thời gian. Đó chính là chủ động thay đổi mật khẩu email liên kết với tài khoản, đổi mật khẩu thẻ hoặc thậm chí khóa thẻ ngay lập tức. Đây là những việc làm được khuyến cáo nên thực hiện ngay khi khách hàng nắm được thông tin liên quan đến việc lộ thông tin, cho dù mức độ vi phạm bảo mật có nghiêm trọng hay không.
Khi nắm được thông tin cơ bản như email, hacker có thể biết được thông tin họ tên khách hàng, từ đó truy ra dữ liệu cá nhân của khách hàng nằm rải rác trong các giao dịch trong quá khứ. Chính vì vậy, việc thay đổi các thông tin thẻ nói trên và chủ động khóa thẻ khi thông tin cá nhân bị lộ là biện pháp an toàn và hiệu quả dài lâu nhằm tránh bị mất tiền từ tài khoản thẻ.
Trong trường hợp bị mất thẻ hoặc có nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ, theo Điều 19 của Thông tư 19/2016/TT-NHNN, khách hàng phải thông báo ngay cho ngân hàng. Sau đó, ngân hàng phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
Khách hàng nên ghi nhớ số điện thoại chăm sóc khách hàng thường được ghi rõ trên hàng đầu tiên, mặt phía sau của thẻ hoặc công bố trên website của ngân hàng.
Mặt khác, thói quen của nhiều người dùng là lưu tự động thông tin đăng nhập trên các giao dịch trực tuyến, theo các chuyên gia bảo mật, điều này tuyệt đối không nên.
Luôn nhớ đăng xuất/ thoát khỏi chương trình khi không sử dụng; hạn chế sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch trực tuyến.
Nhiều trường hợp do vội hoặc không để ý, sau khi sử dụng, tài khoản vẫn để nguyên trạng thái đăng nhập. Khi đó, kẻ gian có thể tranh thủ sử dụng và chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.