Tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh MicroDragon của Việt Nam
Khoảng 10h55 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18/1/2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản đi vào quỹ đạo và bắt đầu làm việc trong không gian.
Sau khi phóng một ngày, tính đến 10h00 (giờ Nhật Bản) ngày 19/1, vệ tinh MicroDragon đã có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo. Ở những tín hiệu vệ tinh gửi về đầu tiên, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ đi vào trạng thái hoạt động ổn định trong khoảng từ một đến hai tuần tới.
Vệ tinh MicroDragon tại thời điểm liên lạc với trạm mặt đất ở lần liên lạc thứ 3 vào khoảng 9h30 (giờ Nhật Bản), ngày 19/1/2018
MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam). Dự án sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 01 vệ tinh micro (khối lượng khoảng 50kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản”.
Khi phóng một ngày, tính đến 10h00 (giờ Nhật Bản) ngày 19/1, vệ tinh MicroDragon đã có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo. Ở những tín hiệu vệ tinh gửi về đầu tiên, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ đi vào trạng thái hoạt động ổn định trong khoảng từ một đến hai tuần tới.
Các thành viên dự án trực tại trạm mặt đất ở Đại học Tokyo sau lần thu tín hiệu đầu tiên vào lúc 20h30 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18/1/2019.
MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam). Dự án sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 01 vệ tinh micro (khối lượng khoảng 50kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản”.