Đưa 4.0 thành “bạn” của nhà nông
Ứng dụng khoa học trong nông nghiệp là "chìa khóa" để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cách mạng 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, cải thiện năng suất, giảm công sức lao động cho người nông dân đang là xu hướng lựa chọn của các start-up trẻ.
“Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA”
Tuy nhiên, “không ít doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, khiến chi phí sản xuất cao và chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nông sản, chưa kể đến 8,6 triệu hộ sản xuất manh mún”, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thanh Thủy cho biết.
Thực tế, bài toán hàm lượng ứng dụng công nghệ thấp trong sản xuất nông sản vẫn chưa có lời giải nhiều năm qua. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 6/2018 đã có 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) do Thủ tướng Chính phủ thành lập tại tỉnh Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu. Về vùng nông nghiệp UDCNC đã có 5 vùng nông nghiệp UDCNC thâm canh tôm, hoa, lúa được 4 địa phương công nhận gồm Kiên Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, An Giang. Đặc biệt, đến nay, cả nước mới có 40 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để khắc phục những khó khăn trên cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và người dân, “Giải pháp nông nghiệp thông minh APPA” (APPA Group) được tạo ra để giúp người nông dân kiểm soát rủi ro, nâng cao năng suất trồng trọt, chăn nuôi và thuận tiện trong việc quản lý.
Với giải pháp của APPA, người dùng có thể quản lý các công việc tại trang trại của mình ở bất cứ đâu qua chiếc smartphone. Toàn bộ quá trình sản xuất được cài đặt để vận hành hoàn toàn tự động.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Tháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao
18:32, 15/05/2019
Nông nghiệp công nghệ cao vẫn đói vốn triền miên
06:00, 09/05/2019
Nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng nhìn từ khu vườn VinEco đến cửa hàng tiện ích Vinmart+
09:09, 04/05/2019
“Đỏ mắt” chờ nông nghiệp công nghệ cao
11:00, 25/04/2019
Nỗi nhọc nhằn của startup lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
05:00, 19/04/2019
Thống nhất cách hiểu về nông nghiệp công nghệ cao
05:00, 08/04/2019
Xuân về bàn chuyện phát triển nông nghiệp công nghệ cao (kỳ II): Khi chính quyền là “bà đỡ”
06:00, 07/02/2019
Xuân về bàn chuyện phát triển nông nghiệp công nghệ cao (kỳ I): Phá vỡ "bức tường" tư duy
05:00, 06/02/2019
Lợi thế cạnh tranh
Theo ông Đinh Xuân Mộc, Chủ trang trại Đình Mộc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định công nghệ của APPA giúp người nông dân kiểm soát được về nhiệt độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm của đất điều khiển thông qua điện thoại rất thuận lợi và có thể sử dụng ở bất kỳ đâu. “Như vậy, tôi có thể giám sát cả diện tích trồng trọt trên 30ha chỉ trên một chiếc điện thoại” – ông Xuân Mộc cho biết.
“Người dùng có thể sử dụng smartphone để theo dõi, giám sát hệ thống tự động mọi lúc, mọi nơi và đưa ra cài đặt những thông số để hệ thống tự vận hành theo” – ông Trương Văn Thái, Giám đốc sản phẩm của APPA Group cho biết.
APPA đã tích hợp các bộ cảm biến quan trắc môi trường nhằm thu thập dữ liệu môi trường qua các đầu cảm biến (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ…) sau đó truyền tải qua sóng RF (kết nối không dây) về Bộ xử lý Trung tâm. Bộ xử lý trung tâm tự kết nối với Internet (qua giao thức GPRS) sẽ gửi toàn bộ dữ liệu về máy chủ APPA server, và nhận các thông tin do máy chủ APPA server truyền xuống, sau đó truyền tải các lệnh điều khiển xuống Bộ điều khiển các thiết bị điện qua sóng RF (kết nối không dây). Bộ điều khiển các thiết bị điện sẽ điều khiển bật tắt các thiết bị máy móc trong hệ thống.
Theo ông Phạm Hữu Việt – Tổng giám đốc APPA Group, lợi thế cạnh tranh của APPA nằm ở hệ thống giải pháp cùng công nghệ, thiết bị phần mềm phần cứng hoàn toàn do Appa tự đầu tư, thiết kế nghiên cứu sản xuất.