Mỹ hạn chế Huawei ảnh hưởng đến thị trường smartphone Việt Nam như thế nào?

Ngọc Hà 31/05/2019 02:51

Những hạn chế từ Mỹ đối với “ông lớn” viễn thông Trung Quốc Huawei liệu có ảnh hưởng đến thị trường smartphone hoặc các kênh phân phối bán lẻ tại Việt Nam?

Theo báo cáo chiến lược thị trường mới nhất của Công ty Chứng khoán VNDirect cho thấy, Huawei chiếm 4% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam với tổng giá trị đạt 2,650 tỷ đồng tương đương khoảng 114 triệu USD vào năm 2018.

Những hạn chế từ Mỹ đối với “ông lớn” viễn thông Trung Quốc Huawei liệu có ảnh hưởng đến thị trường smartphone hoặc các kênh phân phối bán lẻ tại Việt Nam?

Những hạn chế từ Mỹ đối với “ông lớn” viễn thông Trung Quốc Huawei liệu có ảnh hưởng đến thị trường smartphone hoặc các kênh phân phối bán lẻ tại Việt Nam?

Theo đó, mặc dù Huawei là hãng điện thoại bán chạy lớn thứ hai trên thế giới năm 2018, song thương hiệu này không quá mạnh ở Việt Nam. Bởi ở phân khúc sản phẩm tầm trung này, tại thị trường Việt Nam Huawei có nhiều đối thủ khác như Oppo, Xiaomi và Nokia.

Hiện nay thị phần thị trường smartphone đang được chi phối bởi những cái tên như Samsung, Oppo và Apple, với lần lượt thị phần tương ứng là  41,1%, 22,7% và 8,6%. Ngoài ra, một thương hiệu khác đến từ Trung Quốc là Xiaomi, cũng đang nắm giữ 6% thị phần.

Còn nhớ, vào ngày 15 tháng 5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei và 70 chi nhánh trên toàn cầu của thương hiệu này vào “danh sách đen” thương mại, khiến gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc khó mua linh phụ kiện từ các công ty Mỹ.

Trước diễn biến này, một nghiên cứu của GCS-CIMB đã dự báo, lệnh cấm này có thể làm giảm 40% doanh số điện thoại thông minh của Huawei trên thị trường quốc tế trong năm 2019. Ngược lại, doanh số của Oppo và Xiaomi sẽ tăng 60% và 43%.

Tại thị trường Việt Nam, VNDirect kỳ vọng rằng, việc Mỹ đưa Huawei vào “danh sách đen” thương mại sẽ không làm ảnh hưởng lớn đến các kênh phân phối bán lẻ đang phân phối chính thức sản phẩm của hãng này đó là FPT Retail và Thế giới di động.

Mặc dù hiện nay, doanh số bán điện thoại thông minh của Huawai tại hai nhà phân phối này chỉ giao động từ 4-6%. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với họ đó là hàng sẽ bị tồn kho và các hợp đồng bán máy trả góp sẽ bị ảnh hưởng.

Trước những diễn biến này, VNDirect đã dự báo rằng, Huawei có thể đưa ra hai giải pháp để tránh cho trường hợp tồn kho sản phẩm xảy ra. Trường hợp đầu tiên, đó là Huawei và các đối tác sẽ chia sẻ chi phí và thanh lý hàng tồn kho bằng cách giảm giá, khuyến mãi, để kích cầu. Trường hợp thứ 2, Huawei sẽ mua lại cổ phiếu từ các đối tác như cách mà Samsung đã làm khi xảy ra sự cố về pin của sản phẩm Galaxy Note 7.

Được biết, cả FPT Retail và Thế giới di động đang trong quá trình đàm phán với Huawei để có thể đưa ra được giải pháp tối ưu.

Trong trường hợp, nếu Huawei không hỗ trợ các đối tác của mình thì VNDirect cho rằng, sau này Huawei sẽ phải trích lập dự phòng cho các sản phẩm của hãng.

Theo đó, khoản dự phòng này dự kiến là 110 tỷ đồng cho Thế giới di động và 40 tỷ đồng cho FPT Retail, tương đương 3,8% và 11,5% lợi nhuận ròng của các hãng này trong năm 2018, theo ước tính của VNDirect.

Theo đó, báo cáo của VNDirect cũng chỉ ra, Digiworld có thể sẽ được hưởng lợi từ sự cố này. Bởi các sản phẩm chính của hãng là Nokia và Xiaomi, và bất kỳ sự sụt giảm nào về doanh số của Huawei sẽ thúc đẩy doanh số của hai thương hiệu này theo chiều hướng tốt hơn.

Ngọc Hà