Các nền tảng số định hình nền kinh tế số

Bùi Phú 03/03/2020 11:15

Ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện VEPR - cho biết, kinh tế nền tảng số là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia.

Do vậy, để tăng sức cạnh tranh cho Việt Nam, trước hết tự thân các nền tảng phải trở nên cạnh tranh hơn.

Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải - nguyên Giám đốc điều hành Be Group và Đồng sáng lập VNG Corporation - nhấn mạnh, so với các quốc gia trong khu vực, mặt bằng CNTT của Việt Nam rất tốt. Đây là thời điểm để Việt Nam xây dựng kinh tế nền tảng số và không nên bỏ lỡ cơ hội này.

p/Khi một công ty nước ngoài có thể bỏ vào thị trường một vài tỷ USD thì doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh.

Khi một công ty nước ngoài có thể bỏ vào thị trường một vài tỷ USD thì doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh.

Tính công bằng trong nền tảng số

PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Kinh tế Chính sách và Phát triển (VEPR), kinh tế nền tảng số đã và đang hiện diện rất mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Kinh tế nền tảng đang thay đổi mô thức sử dụng hàng hóa. Nó không sở hữu nguồn lực, mà chỉ cung cấp nền móng để mọi người cung ứng và sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

Tuy nhiên, do đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp, các nền tảng này đều đến từ các quốc gia phát triển hơn về công nghệ, về khâu kết nối, về thể chế, về tính sáng tạo,... các nền tảng này khi được phát triển tới các nước kém phát triển hơn sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm từ trước, cũng như ra đời lâu hơn và tích lũy tài chính tốt hơn những doanh nghiệp ở các nước kém phát triển mới thành lập.

Một ví dụ điển hình là Be và Grab. Cựu CEO Be Trần Thanh Hải cho biết, có thời điểm, Be dự tính chi ra 1.000 - 2.000 tỷ đồng để phát triển thị trường thì Grab sẵn sàng “bơm” tới 3.000 tỷ để cạnh tranh. Từ đó, ông Hải cho rằng, hai vấn đề mấu chốt khiến be vật lộn với các đối thủ là Chính sách và Vốn, chứ không phải sự đón nhận của thị trường.

Khi tiềm lực tài chính không phải yếu tố phù hợp để cạnh tranh, chúng ta buộc phải sử dụng nhiều yếu tố khác, từ sáng tạo, công nghệ đến các yếu tố đặc điểm của thị trường địa phương - nơi mà Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi công bằng.

Một sân chơi công bằng không có nghĩa tất tần tật mọi thứ giống nhau, khi một công ty nước ngoài có thể bỏ vào thị trường một vài tỷ USD thì doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh bằng tiền.

Vì vậy, vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong việc tạo cơ chế, khung pháp lý… để làm sao các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc tạo ra giá trị tương lai thay vì dùng tiền của hiện tại để cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế nền tảng số: Doanh nghiệp Việt đang thua trên chính sân nhà

    13:21, 02/03/2020

  • Kinh tế số Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với nền tảng số quốc tế?

    04:26, 28/02/2020

  • Bất bình đẳng trong chính sách thuế trên nền tảng số

    17:00, 13/05/2019

  • Việt Nam sẽ dẫn đầu về kinh tế nền tảng số hoá vào năm 2025?

    00:32, 13/04/2019

Lựa chọn gì?

Kinh tế nền tảng hiện nay đang và sẽ tiếp tục diễn ra. Đó là xu thế không thể thay đổi trên thế giới. Trong bối cảnh thế giới phẳng hiện nay, Việt Nam dù muốn hay không cũng phải tham gia vào kinh tế nền tảng.

Thực tế Việt Nam đã có nhiều chính sách thúc đẩy các nền tảng số để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, có những chính sách lại đưa lợi thế vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng.

Điển hình như khi Grab vào Việt Nam, dịch vụ vận chuyển, khách hàng, xe, lái xe, chi tiêu... đều là của Việt Nam, nhưng nền tảng công nghệ lại của nước ngoài, lợi nhuận đưa về Việt Nam rất ít, điều này gây ra những thiệt hại đối với Việt Nam. Nguyên nhân là do công nghệ luôn phát triển nhanh hơn khung pháp lý. Về công nghệ, rõ ràng Việt nam không thể so với các “cường quốc” công nghệ trên thế.

Do đó, Việt Nam nên lựa chọn các yếu tố về con người, cụ thể là cơ sở dữ liệu người dùng để làm trọng tâm phát triển kinh tế số. Cơ sở dữ liệu người dùng cũng là tài sản quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ.
Với lợi thế 100 triệu dân, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng công ty hàng tỷ USD dựa trên nguồn nội địa, bằng cách dựa nhiều vào sáng tạo, rồi các đặc điểm của địa phương.

Ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT UPGen Việt Nam đề nghị, cần định nghĩa lại nền tảng gì phần chủ yếu dựa vào yếu tố nguồn lực và tài sản, khách hàng trong nước thì cần phát triển để kiểm soát kinh tế nền tảng. Còn những nền tảng mang tính quốc tế cao, việc mở rộng mang lại cho họ lợi thế lớn, thì việc tạo ra một nền tảng tương tự nhưng của Việt Nam là không cần thiết, nên dồn nguồn lực và trí tuệ, tiền bạc để làm những việc khác có ý nghĩa hơn.

Hệ sinh thái số từ câu chuyện nền tảng số

Nền tảng số ngày nay không chỉ là mô hình kinh doanh đặc quyền của các công ty công nghệ. Thay vào đó, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cả các mô hình khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Các nền tảng lớn có thể kéo theo sự phát triển của nhiều nền tảng con như một hệ sinh thái. Facebook, Google, Amazon, Alibaba… chính là những ví dụ điển hình. Những nền tảng toàn cầu này đã tạo ra những nền tảng nhỏ hơn phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong một hệ sinh thái chung do chính họ phát triển.

Ví dụ điển hình là Alibaba. Công ty này tận dụng rất tốt sức mạnh của các nền tảng, đó là khả năng kết hợp và sử dụng nguồn lực và kết nối của những đối tác bên ngoài để trở thành năng lực của chính nền tảng mình. Alibaba hiện đang sở hữu một hệ sinh thái với 9 nền tảng con với đủ lĩnh vực như AutoNavi cung cấp bản đồ, Taobao với mua sắm trực tuyến, Alipay ứng dụng thanh toán,... Việc tận dụng tốt nguồn lực từ các công ty đối tác chính là bí quyết của Alibaba trong nỗ lực phát triển hệ sinh thái số của riêng mình.

Chính phủ trở thành một nền tảng số

Môi trường kinh doanh thường bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến thể chế, cơ sở hạ tầng, CNTT, và tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, môi trường kinh doanh có thể trở nên thuận lợi hơn nếu một trong yếu tố kể trên được cải thiện.

Ví dụ cho câu chuyện này là chính sách “dữ liệu mở” của thành phố San Francisco. Đây là chính sách được San Francisco khởi xướng từ năm 2009. Nhiều dữ liệu chung về được cung cấp miễn phí tại cổng truy cập mở (DataSF) của thành phố San Francisco (Mỹ). Cac doanh nghiệp và người dân có thể lấy dữ liệu của thành phố tại đây để phục vụ cho công việc và nhu cầu. Ở thời điểm đó, Văn phòng Thị trưởng về đổi mới công dân của thành phố này đã xúc tiến việc chia sẻ dữ liệu của thành phố thông qua một cổng truy cập mở (DataSF).

Người dân và doanh nghiệp có thể kết nối tới kho dữ liệu của thành phố. Bằng cách sử dụng thông tin từ DataSF, hàng loạt ứng dụng được ra mắt như app cung cấp số liệu về sức khỏe Neighborhood Score, app xây dựng và lập kế hoạch dự án Buildingeye. Ngoài ra còn có Yelp - nền tảng đánh giá nhà hàng kết hợp với điểm số đánh giá của sở Y tế thành phố.

Bùi Phú