Nokia nâng cấp mạng lưới IoT toàn cầu hỗ trợ các dịch vụ 5G
Trong một thông báo, Nokia cho biết sẽ nâng cấp mạng lưới IoT toàn cầu (WING) của mình để các nhà khai thác mạng không phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho dịch vụ IoT 5G.
Nokia đang chào mời các nhà khai thác sử dụng dịch vụ mạng lưới IoT toàn cầu (Worldwide IoT Network Grid – WING) của mình, lợi thế của khách hàng là không phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bởi Nokia đã nâng cấp mạng lưới WING đáp ứng được mạng 5G.
Với những đổi mới của Nokia WING, các nhà khai thác có thể phục vụ khách hàng doanh nghiệp của họ cung cấp dịch vụ IoT 5G với độ trễ cực thấp và bảo mật cao, Nokia cho biết.
Theo Nokia, thay vì phải xây dựng hạ tầng 5G, các nhà khai thác có thể tập trung vào các mô hình kinh doanh mới và tham gia vào các ngành công nghiệp như ô tô tự hành, dịch vụ công cộng và giám sát và kiểm soát công nghiệp thời gian thực, cũng như chăm sóc sức khỏe từ xa.
Có thể bạn quan tâm
“Con tàu đắm” Nokia nỗ lực tìm lại hoàng kim
11:15, 03/03/2020
Ý tưởng Mỹ mua lại Nokia và Ericsson để đối đầu Huawei bị bác bỏ
13:00, 10/02/2020
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: “Chống lại Huawei, Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào Ericsson và Nokia”
14:08, 08/02/2020
Nokia cho biết WING có đường truyền đảm bảo độ trễ cực thấp, song song với cơ sở hạ tầng được phân tán của WING có thể được tăng cường với công nghệ điện toán đa truy cập (MEC) hiện đại nhất, cải thiện khả năng hỗ trợ các dịch vụ IoT chuyên sâu như thực hiện bảo trì từ xa với công nghệ thực tế ảo AR/VR.
Ankur Bhan, người đứng đầu WING Business tại Nokia cho biết: “Cơ sở hạ tầng Nokia WING mang đến trải nghiệm dịch vụ IoT vượt trội với sự hiện diện trên toàn cầu, đem dịch vụ tốt nhất đến các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu”.
“Hiện tại, chúng tôi đã nâng cấp kiến trúc toàn cầu của WING lên 5G nhằm giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp cần sử dụng mạng IoT an toàn, có độ trễ thấp bất kể khoảng cách địa lý” - Ankur Bhan cho biết thêm.
Trước đó, công ty Phần Lan này cũng đã ra mắt phần mềm Nokia Network Operations Master sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) để giúp quản lý các mạng 5G phức tạp, xử lý các sự kiện với mạng vật lý và ảo.
Vì 5G được sử dụng rộng rãi hơn nên các sự kiện này sẽ đặt một khối lượng công việc lớn vào các trung tâm điều hành mạng của CSP. Nokia Network Operations Master cho phép các công ty khắc phục sự cố, quản trị mạng của họ, quản lý cài đặt phần mềm và cấu hình thuận tiện hơn.
Mạng 5G được dự báo chiếm 20% kết nối toàn cầu vào năm 2025, theo báo cáo của Hiệp hội GSM.
"Hầu hết các lợi ích chính cho các doanh nghiệp sẽ không xuất hiện đến khi mạng 5G độc lập được triển khai nhưng các công ty viễn thông cần bắt đầu xem xét ngay bây giờ và đặt nền tảng để giúp các doanh nghiệp hiểu được các vấn đề mà 5G sẽ có thể giải quyết. Vì đây là một lĩnh vực cạnh tranh cao với sự hiện diện của Amazon, Microsoft, Google và các công ty đám mây khác, tốc độ tiếp cận thị trường là một yếu tố quan trọng” - Báo cáo này nhận định.