Tin giả tràn lan, người dân nên làm gì?
Trong thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 được nhiều người quan tâm, nhiều người đã lợi dụng để tung nhưng tin giả thất thiệt, gây hoang mang trong cộng đồng.
Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung – Hãng tư vấn NDT&Partner/Digital Media.
- Thưa ông, ông nhận định ra sao về tình trạng tin giả tràn lan trên MXH thời gian qua, đặc biệt liên quan đến dịch bệnh COVID-19?
Khi dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh luôn được các cơ quan chức năng cập nhật kịp thời…
Tuy nhiên, trên mạng xã hội vẫn liên tục xuất hiện nhiều thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch bệnh COVID-19 mang đến đó là làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. Người dân lẫn lộn giữa tin đúng và tin thất thiệt, tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn trong cộng đồng dân cư.
- Theo ông, việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin giả tác động ra sao tới đời sống xã hội, kinh tế của người dân?
Theo nguồn thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Việc các nguồn tin đưa lên mạng xã hội vẫn chưa có giải pháp triệt để khi kiểm chứng xác thực thông tin, đặc biệt chúng ta đang trong giải đoạn chống dịch bệnh COVID-19 ở giai đoạn diễn biến phức tạp vì vậy người dân nên có cách tiếp cận thông tin một cách có trách nhiệm và hiểu biết pháp luật và nhận thức khi chia sẻ thông tin
- Mới đây, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15/04/2020, trong đó, quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống.
Vậy theo ông, Nghị định này đã đủ sức răn đe? Liệu có cần các biện pháp nặng tay hơn thưa ông?
Theo nhận góc nhìn chuyên gia, hành vi tung tin thất thiệt không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Do đó tôi cho rằng, cần xử lý kiên quyết việc đưa thông tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19, không chỉ xử lý hành chính mà cần phải xử lý hình sự, bởi vì cả nước đang chung tay chống dịch thì một số người tung tin sai sự thật gây ảnh hưởng lớn cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Tin giả virus corona ngập tràn mạng xã hội
07:59, 31/01/2020
Sẽ có quy định xử lý tin xấu độc, tin giả trên mạng xã hội
08:54, 08/11/2019
Thời tin giả “bẻ cong” sự thật
15:53, 21/06/2019
- Theo ông, để tránh tin vào tin giả, người dân cần phân biệt ra sao giữa tin thật và giả?
Để phân biệt tin giả hay tin có nguồn xác thực nằm trình độ nhận thức dân trí ở mỗi cá nhân, có thể đây một số kinh nghiệm khi tiếp cận thông tin tiếp cận từ các thông tấn uy tín trong nước như VTV, VOV và các báo lớn như Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên. Đa số các hãng thông tấn này đều trải qua kiểm duyệt và xác thực các nguồn tin. Khi người dân tiếp cận thông hay chia sẻ trên các mạng xã hội sẽ an toàn.
Ngoài ra đối các hãng thông tấn nước ngoài khi người dân tiếp cận thông tin chú ý để trình độ nhận thức quan điểm chính trị, luật pháp và diễn đạt ngôn ngữ quốc khi chuyển sang tiếng Việt phải chuẩn. Tránh tình trạng hiểu sai vấn đề phát ngôn không chính xác dẫn đến nhưng vi phạm pháp luật khi đưa hay chia sẻ thông tin.
Ngoài ra các nguồn tin trên internet từ các KOL nổi tiếng hay thậm chí các trang tin giả mạo trên các trang mạng xã hội chúng ta nên cẩn thận tiếp cận đừng vội tin và chia sẻ ngay dẫn đến vô tình tiếp tay cho sự vi phạm pháp luật từ các nguồn tin giả - fake news không đáng có.
Xin cảm ơn ông.