ByteDance xin giấy phép xuất khẩu công nghệ từ Trung Quốc

NGUYỄN LONG 24/09/2020 18:23

Vì thỏa thuận của TikTok tại Mỹ, ByteDance, chủ sở hữu của TikTok đã nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Trung Quốc.

ByteDance đã nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu công nghệ.

ByteDance đã nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu công nghệ.

Nhằm thúc đẩy thỏa thuận giữa TikTok với Oracle và Walmart, giúp TikTok không bị ngừng hoạt động tại thị trường Mỹ, ByteDance đã nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Trung Quốc.

ByteDance cho biết đơn đăng ký đã được nộp cho văn phòng thương mại thành phố Bắc Kinh trong một tuyên bố bằng tiếng Trung Quốc. Công ty cho biết họ đang chờ quyết định.

Nhưng tuyên bố không đề cập đến thỏa thuận đang chờ xử lý ở Mỹ cũng như công nghệ chính xác mà họ đang tìm kiếm để có được giấy phép xuất khẩu.

Tháng trước, Trung Quốc đã cập nhật danh sách các công nghệ bị hạn chế xuất khẩu để đưa vào các công nghệ “khuyến nghị về các dịch vụ thông tin được cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu”. Điều này dường như liên quan đến thuật toán đề xuất cốt lõi của TikTok đề xuất video cho người dùng và được coi là lý do đằng sau sự phổ biến của ứng dụng.

ByteDance cho biết họ sẽ tuân thủ bất kỳ quy tắc xuất khẩu công nghệ nào, điều này có thể giúp Bắc Kinh có tiếng nói trong thỏa thuận cuối cùng.

Tuy nhiên, công ty cũng cho biết rằng họ sẽ không chuyển giao các thuật toán hoặc công nghệ cho Oracle như một phần của thỏa thuận.

Cuối tuần qua, Oracle cho biết họ sẽ nắm 12,5% cổ phần trong một công ty mới có trụ sở tại Mỹ có tên là TikTok Global và là nhà cung cấp đám mây, xử lý dữ liệu người dùng Mỹ. Walmart sẽ chiếm 7,5% cổ phần.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cùng ngày đã tỏ ra đón chào một thỏa thuận "tuyệt vời" giữa TikTok, Oracle và Walmart, nói rằng ông “gửi lời chúc mừng” đến cho thỏa thuận này.

TikTok sẽ thuộc quyền sở hữu của ByteDance

ByteDance vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát TikTok.

Trước đó, TikTok từng chịu lệnh cấm tải xuống từ ngày 20/9 từ Bộ Thương mại Mỹ, tuy nhiên, sau khi đạt được thỏa thuận lệnh cấm đã được lùi sang ngày 27/9. Điều này phù hợp với nhận định trước đây DĐDN từng đề cập, lệnh cấm mà Mỹ đưa ra cho TikTok nhằm thúc đẩy thời gian thực hiện thỏa thuận mua bán cổ phần TikTok với doanh nghiệp Mỹ, cụ thể là Oracle và Walmart.

Hiện chính phủ Mỹ đã cấm nhân viên liên bang cài ứng dụng TikTok trên smartphone do lo ngại bảo mật. Cũng giống như Huawei khi bị lôi vào căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung, chính phủ Mỹ cáo buộc TikTok thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và chia sẻ với chính quyền Trung Quốc.

Và cũng như Huawei, TikTok nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.

Việc cáo buộc của chính phủ Mỹ rằng TikTok thu thập dữ liệu người dùng Mỹ không chỉ ra rằng ứng dụng này có thu thập quá nhiều hay, hay nội dung nhạy cảm ra sao.

Về phía Trung Quốc, dư luận quốc gia này cho rằng sự ép buộc từ phía Mỹ trong thỏa thuận của TikTok là một “cái bẫy”, chứa nhiều thủ đoạn. Hu Xijin, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu (TBHC), cho rằng thỏa thuận tuy "không công bằng nhưng tránh được kết quả tồi tệ nhất". Trong khi theo tờ China Daily nhận định về thỏa thuận của TikTok cho rằng Mỹ như một tên xã hội đen ép buộc bất hợp lý và không công bằng.

Có thể bạn quan tâm

  • TikTok đề nghị tòa án Mỹ chặn lệnh cấm của Tổng thống Trump

    TikTok đề nghị tòa án Mỹ chặn lệnh cấm của Tổng thống Trump

    14:39, 24/09/2020

  • TikTok và WeChat sẽ là “ngòi nổ” cuộc chiến Mỹ-Trung?

    TikTok và WeChat sẽ là “ngòi nổ” cuộc chiến Mỹ-Trung?

    05:38, 24/09/2020

  • Bài học thành công và thất bại của TikTok rút ra cho nền tảng Việt

    Bài học thành công và thất bại của TikTok rút ra cho nền tảng Việt

    11:23, 22/09/2020

NGUYỄN LONG