Thương mại điện tử bùng nổ trong sự kiện mua sắm lớn nhất châu Á
Được ví sánh ngang với các sự kiện mua sắm đình đám của châu Âu như Black Friday, Monday Cyber, Lễ hội mua sắm 11.11 đang trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất tại Việt Nam và cả Châu Á.
Giống như Black Friday của phương Tây, trong ngày này, các nhãn hãng có thể tổ chức những đợt khuyến mại lớn, giảm giá (sale off) đến 8-90% giá ban đầu để khách hàng có thể thỏa sức mua sắm những món đồ mình yêu thích đã lâu. Nó đã tạo nên một “cú hích” lịch sử kích cầu thương mại, làm tăng vọt doanh số của các nhà bán lẻ và trở thành một xu hướng mua sắm toàn cầu được rất nhiều nhãn hàng phương Tây ăn theo. Trong lễ độc thân ngày 11.11 năm 2018 Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỉ lục chỉ sau một ngày bán hàng, gần gấp đôi doanh thu từ ngày hội Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.
Bắt đầu từ năm 2009, trang thương mại điện tử Alibaba đã biến ngày 11.11 hàng năm trở thành “Ngày hội mua sắm” với khẩu hiệu “Cho dù không có người yêu, chí ít chúng ta còn có thể điên cuồng mua sắm”. Mặc dù vậy, đối tượng mà ngày hội này nhắm đến không chỉ là hội độc thân mà là tất cả mọi tầng lớp, những người đang có nhu cầu shopping và yêu thích shopping. Trong ngày ngày, bạn có thể mua sắm không chỉ cho bản thân mà còn là dịp mua quà tặng cho bạn bè, người thân trong gia đình, họ hàng, thầy cô…
Nắm bắt xu hướng, những năm gần đây, nhiều trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, META… cũng tổ chức hàng loạt những chương trình khuyến mại giá trị cực lớn, có thể lên đến 8-90% vào ngày độc thân 11.11. Các ưu đãi không chỉ áp dụng với những mặt hàng phổ biến như đồ gia dụng, mỹ phẩm… mà cả những dịch vụ vô hình như du lịch, giải trí, làm đẹp… do đó thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau. Những hoạt động được hưởng ứng nhiều nhất trong ngày này là săn deal hot, săn sale, tham gia các mini game, bốc thăm may mắn…
Lễ hội mua sắm 11.11 từ một hoạt động quy mô nhỏ trên nền tảng thương mại điện tử đã từng bước trở thành sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất Châu Á với nhiều kỷ lục được thiết lập. Năm 2019, trong vòng chưa đầy 30 phút đầu tiên của sự kiện 11.11 tại Trung Quốc người tiêu dùng đã chi ra tới 10 tỉ USD tiền mua sắm. Tại Việt Nam, theo dữ liệu của Crite cho thấy sự kiện 11/11 năm 2019, lượng mua sắm trên internet chỉ tăng 64%.
Năm 2019, Theo công bố của Alibaba, "cha đẻ" của lễ mua hội sắm 11/11, tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên các nền tảng của tập đoàn ngày 11/11 đã xô đổ kỷ lục năm ngoái, với 268 tỷ nhân dân tệ (38,4 tỷ USD), tăng 25% so với năm 2018.
Năm 2020, Lễ hội 11.11 của Alibaba có đến hai thời điểm mua sắm, Ngày 1 đến Ngày 3 tháng 11 và Ngày 11 tháng 11, trong thời điểm ngày 1/11, hàng trăm triệu người tiêu dùng đã tràn đến Taobao và Tmall để đặt hàng mua sắm với 14 triệu món hàng được giảm giá với món hàng được giao hàng đầu tiên trong thời gian kỷ lúc 11 phút sau khi đặt hàng. Kỷ lục bán hàng cũng đã được thiết lập trong thời gian ngắn - 100 thương hiệu đạt với tổng giá trị hàng hóa (GMV) vượt quá 100 triệu NDT (khoảng 350 tỷ đồng) trong 111 phút bắt đầu sự kiện.
Có thể bạn quan tâm
Tháng khuyến mại Hà Nội: Kích cầu mua sắm và đẩy mạnh thương mại điện tử
20:00, 30/10/2020
Những startup bứt phá từ con số 0 của thương mại điện tử Việt Nam
04:25, 30/10/2020
8X khởi nghiệp từ tận dụng thương mại điện tử để tạo sinh kế bền vững cho nông dân Tây Nguyên
04:05, 23/10/2020
Bản tin 60s ENTERNEWS ngày 20/10: Quy mô thương mại điện tử có thể đạt 12 tỷ USD trong năm nay
10:36, 20/10/2020