“Chìa khoá” 5G và hệ sinh thái số
Cùng với việc MobiFone và Viettel vừa được cấp phép thử nghiệm thương mại hóa mạng 5G, Việt Nam cần có một chiến lược quản lí và phát triển băng thông rộng để các doanh nghiệp nội tham gia bình đẳng.
Đáng chú ý, trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam sẽ tiến hành thương mại 5G bằng 100% thiết bị trong nước. Điều này mở ra cuộc đua về cung cấp dịch vụ 5G giữa các mạng viễn thông, kéo theo đó là cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối cho 5G, đã được bắt đầu tại thị trường trong nước.
Như vậy, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc từ việc nhanh chóng tiếp cận tới xây dựng con đường phát triển và tự chủ “chiếm lĩnh” công nghệ 5G, trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, để rộng đường cho 5G trong tương lai, chúng ta cần các chiến lược, chính sách quản lý phát triển băng thông rộng và lộ trình triển khai 5G bao gồm công nghệ, chia sẻ và dùng chung cơ sở hạ tầng, tần số, tiêu chuẩn, an toàn thông tin, ứng dụng và các mô hình kinh doanh dịch vụ 5G…
Mặc dù, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ 5G đang là cơ hội để Việt Nam chúng ta thay đổi thứ hạng công nghệ trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận xét, bắt đầu từ việc cấp phép thử nghiệm của 2 nhà mạng trên, trong chiến lược phát triển băng thông rộng cần tạo ra cuộc cạnh tranh công bằng để mọi nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ... được tham gia với đầy đủ cơ hội. Qua đó, tạo “chìa khoá” cho sự hình thành hệ sinh thái số, trong cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ TT&TT: Sẽ có thiết bị 5G “made in Vietnam”
10:37, 06/11/2020
5G là trang bị không đáng giá nhất trên iPhone 12
16:19, 02/11/2020
Cuộc chạy đua phát triển 5G - Nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ
11:23, 23/10/2020
Tập đoàn Viettel và Vingroup ký hợp tác phát triển khối cao tần trạm thu phát sóng 5G
16:35, 21/10/2020