Bài học quản lý BigTech
Thời gian qua, Trung Quốc đã có những bước đi siết chặt quản lý các gã công nghệ khổng lồ (BigTech), như Alibaba, Didi...
Cách tiếp cận của Trung Quốc hoàn toàn toàn khác Mỹ, Châu Âu… và đã đem lại kết quả rõ rệt, đây được xem là bài học cho nhiều quốc gia.
Công cụ pháp lý
Tháng 2 năm nay, tức là sau 2 tháng Alibaba bị điều tra, Cục Quản lý nhà nước về Quy chế thị trường Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành các quy tắc hướng dẫn chống độc quyền nhằm vào các BigTechs.
Bộ quy tắc trên lập tức được áp dụng, Trung Quốc đã bắt đầu đảo ngược cách tiếp cận theo kiểu tự do như những giai đoạn trước đó nhằm thắt chặt giám sát các BigTech của mình.
Theo các quy tắc trên, các BigTech phải tuân thủ Chỉ thị chống độc quyền ban hành năm 2015, chia sẻ dữ liệu trên sàn giao dịch do Nhà chức trách lập ra. Thông qua đó, Chính phủ sẽ quản lý được dữ liệu khổng lồ.
Thay vì xem “người sáng lập” là ông chủ tối thượng, giờ đây, đối với Alibaba, Tencent hay Didi…, việc tuân thủ mệnh lệnh của Nhà nước mới là chiến lược tồn tại và phát triển khôn ngoan.
Điển hình như Tencent đã tiên phong bãi bỏ “công thức 996”, tức là làm việc 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày 1 tuần để kiểm soát chặt chẽ hơn việc trẻ em tiếp cận với trò chơi điện tử…
Chiến lược thường thấy của Trung Quốc là hậu kiểm, giơ cao đánh khẽ, họ không dại dột ngăn cản các BigTech vốn là sức mạnh trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.
Chiến lược để vượt Mỹ?
Trong cuộc chiến với BigTech, Mỹ và Châu Âu hiện vẫn loay hoay triển khai Luật chống độc quyền. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang bế tắc trong việc thuyết phục Facebook tuân thủ điều khoản “kiểm duyệt thông tin”.
Hạ nghị sĩ Mỹ Cicilline nói rằng: “Chúng ta dường như không thể kiểm soát được các BigTech, vì họ có quá nhiều quyền lực đối với nền kinh tế của chúng ta”.
Rõ ràng, văn hóa phương Tây không ủng hộ chính quyền can thiệp thô bạo vào nội bộ doanh nghiệp, nên việc tiếp cận và quản lý thông tin, dữ liệu của BigTech là rất khó khăn.
Giữa hai thái cực, đối đầu gay gắt với BigTech và bất lực trước nó đều gây ra hậu quả cho nền kinh tế. Bằng công cụ thể chế, đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội, Trung Quốc đã dễ dàng khuất phục các BigTech.
Hiện tượng ở Trung Quốc cho thấy, ngoài mục đích quản lý, chủ nghĩa tư bản dữ liệu đang bắt tay chặt hơn với Nhà nước, quyền lực chính trị gắn liền với quyền lực kinh tế. Đây là kết quả và mô hình mà Bắc Kinh mong muốn.
Ngược lại, Chính phủ Mỹ chưa tìm ra khuôn khổ để bắt buộc BigTech hợp tác theo ý muốn, giằng co dai dẳng sẽ là lực cản chung khiến lĩnh vực công nghệ Mỹ thiệt hại. Đây là cơ hội để đối thủ Trung Quốc vượt lên.
Hiện nay, cách quản lý đạt mục tiêu kép của Trung Quốc đối với các BigTech là mô hình tham chiếu cho các quốc gia mới nổi, nơi có những tập đoàn công nghệ đang lớn nhanh, startup rầm rộ như Việt Nam…
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc phục hồi khi JD.com và Alibaba tăng gần 9%
11:00, 25/08/2021
Create@ Alibaba Cloud Global Contest 2021 sân chơi để startup Việt vươn tầm thế giới
03:25, 23/08/2021
Hệ quả từ vụ bê bối của Alibaba
05:00, 17/08/2021
Sự trở lại của Alibaba?
11:00, 04/07/2021
Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam
03:23, 28/06/2021
Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ
05:10, 16/06/2021