Chuyển đổi số - “chìa khoá” phát triển bền vững
Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%; đến năm 2020, con số này là 21%.
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia cho rằng: Không khó để nhận ra những tiềm năng của 5G trong việc chuyển đổi các ngành công nghiệp và xã hội, như sản xuất thông minh, thành phố thông minh, lưới điện thông minh, xe ô tô tự lái, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tân tiến... Trong đó, chăm sóc y tế, sản xuất, ô tô, năng lượng, tiện ích là đại diện cho những nhóm giá trị lớn nhất mà các dịch vụ được định hình và phát triển nhờ 5G.
Các thông lệ tốt, kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy cơ hội kinh doanh mới, vượt qua những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra và phát triển bền vững.
Nhu cầu cấp thiết
Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Chiến lược Công ty Công nghệ Thông tin VNPT (VNPT-IT) phân tích: Do tác động của đại dịch COVID-19, trên 80% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết, khoảng 65% lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đầu tư cho chuyển đổi số, và những giải pháp ưu tiên cao trong doanh nghiệp hiện nay là làm việc từ xa ở quy mô lớn, an ninh mạng, thương mại và tiếp thị điện tử, cũng như tự động hóa quy trình.
Có 3 yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trong trong chuyển đổi số là: con người, thể chế và công nghệ. Khó khăn, thách thức đối với doanh nhiệp là thay đổi thói quen, nhận thức và nhận thức đúng. Rủi ro của môi trường số là an toàn, an ninh mạng, quản trị dữ liệu, tính riêng tư, chất lượng giảm, giảm việc làm... Vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược lộ trình cụ thể: Lập bộ phận chuyên trách thực hiện chuyển đỏi số; đồng hành cùng chuyên gia tư vấn; thực hiện từng cột mốc cụ thể.
“Hiện nay, VNPT cung cấp hơn 100 sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME theo 04 trụ cột chính của hoạt động một doanh nghiệp: Thứ nhất, nâng cao trải nghiệm khách hàng, Nâng cao độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ. Thứ hai, sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để phân tích hành vi, thói quen của khách hàng nhằm xây dựng các trải nghiệm khách hàng một cách cá nhân hóa; Nâng cao sự cộng tác của nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả tương tác với khách hàng. Thứ ba, sử dụng dữ liệu và phân tích dữ liệu lớn từ thị trường, khách hàng để thay đổi sản phẩm theo nhu cầu của thị trường khách hàng. Thứ tư, tự động hóa qui trình nghiệp vụ trong mọi hoạt động điều hành của doanh nghiệp, trong suốt mọi chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp đến với nhân viên”, ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ.
“Đong đo” hiệu quả
Theo ông Ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy - Nestlé Việt Nam: Tiếp cận và ưu tiên ứng dụng các công nghệ mới đem lại hiệu quả và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, ứng dụng các module ghi nhận và phân tích dữ liệu online nhằm loại bỏ giấy tờ tại khu vực sản xuất đã giảm được 60%. Hay ứng dụng công nghệ phục vụ việc thu thập dữ liệu và xây dựng Process Mastership với nền tảng dữ liệu kết nối giúp cho Nestlé Việt Nam có chất lượng và lợi nhuận cao hơn, giảm 60% thời gian dừng máy, tiết kiệm 10 Triệu kWh năng lượng/năm. Chính vì vậy, Nestlé Việt Nam tiếp tục ứng dụng robot và tự động hoá cải thiện tính linh hoạt và năng suất lao động.
Bà Đào Thuý Hà, Phó Tổng Giám đốc Traphaco chia sẻ: Traphaco đã từng bước thành công trong "4.0" hoá toàn diện doanh nghiệp. Traphaco đã chủ động đầu tư công nghệ dược phẩm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng robot trong sản xuất tạo lợi thế dẫn đầu về Pharma 4.0 tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bán hàng (DMS); áp dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp; phân tích và khai thác dữ liệu khách hàng thông qua hệ thống BI (Business intelligence), đánh giá năng lực từng đại lý, nhà thuốc để tối ưu hóa các chính sách bán hàng. Chính vì vậy, khi đại dịch xảy ra, Traphaco nhanh chóng thích ứng và đạt được mức tăng trưởng tốt.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Thư ký – Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) nhận định: Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, chuyển đổi số hơn bao giờ hết đã trở thành giải pháp đắc lực để duy trì hoạt động của nhiều ngành nghề kinh tế, giáo dục, y học, phục vụ đời sống thiết yếu và góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Các thông lệ tốt, kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy các cơ hội kinh doanh mới, vượt qua các thách thức do đại dịch gây ra và phát triển bền vững”.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số trong giáo dục Đại học: Thách thức là cơ hội!
23:06, 11/09/2021
Doanh nghiệp địa ốc thích ứng với chuyển đổi số
17:27, 09/09/2021
Ông Đỗ Hữu Quyết được vinh danh Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu 2021
16:52, 09/09/2021
Hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số
02:00, 09/09/2021
Thái Nguyên: "Luồng gió mới" tạo bước đột phá từ chuyển đổi số
17:56, 08/09/2021
Phát triển ngân hàng số (kỳ II): Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng
05:30, 08/09/2021
Chuyển đổi số để phát triển bền vững
12:15, 31/08/2021
Chuyển đổi số để bứt phá: Giải pháp công nghệ hay Tư duy chiến lược của doanh nghiệp
09:00, 31/08/2021
Đẩy nhanh sự thích ứng chuyển đổi số
04:12, 31/08/2021
COVID-19 thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
10:30, 28/08/2021