Giải Nobel Y sinh 2021 vinh danh hai nhà khoa học "mở khóa" xúc giác

CẨM ANH 04/10/2021 02:36

Nhờ công trình khám phá về nhiệt độ và xúc giác, giải Nobel Y Sinh 2021 đã thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian.

2 nhà khoa học Julius và Patapoutian sẽ được sử dụng trong quá trình phát triển thuốc trong tương lai. Ảnh DW.

Chủ nhân giải Nobel Y khoa 2021 là 2 nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian. Ảnh DW.

Theo nhà tổ chức giải Nobel cho biết, hai nhà khoa học giành giải thưởng vì "những phát hiện quan trọng liên quan tới cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác". Công trình của họ làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính và cấp tính liên quan đến một số bệnh tật, chấn thương và phương pháp điều trị.

"Khả năng cảm nhận nóng, lạnh và xúc giác của chúng ta đều rất cần thiết cho sự sống, làm nền tảng cho tương tác đối với thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta coi cảm giác là điều đương nhiên, nhưng làm thế nào để biết các xung thần kinh phản ứng ra sao với nhiệt độ và áp suất", Ủy ban Nobel đề cập trong thông cáo báo chí.

Đặc biệt, hai nhà khoa học người Mỹ đã giúp trả lời một trong những câu hỏi sâu sắc nhất về cơ thể người: "Làm sao chúng ta cảm nhận được môi trường xung quanh?". "Các cơ chế bên trong giác quan đã khơi dậy sự tò mò của chúng ta hàng nghìn năm, chẳng hạn mắt phát hiện ánh sáng thế nào, cách sóng âm ảnh hưởng đến tai, hợp chất khác nhau tương tác với thụ thể (phân tử protein) trong mũi và miệng tạo ra mùi vị ra sao", Ủy ban Nobel cho biết thêm.

Được biết, Julius là giáo sư tại Đại học California, San Francisco và Patapoutian là giáo sư tại Viện Y tế Howard Hughes tại Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California. Cả hai nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để bổ sung kiến thức còn thiếu của nhân loại về tác động phức tạp giữa giác quan và môi trường. Cụ thể, Julius sử dụng capsaicin, một hợp chất cay từ ớt, gây cảm giác nóng để xác định cách đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt. Cộng sự của ông là Patapoutian dùng tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một phản ứng khác với kích thích cơ học trên da và cơ quan nội tạng.

Bên cạnh đó, cùng với các đồng nghiệp, ông thành lập một thư viện chứa hàng triệu đoạn DNA trong các tế bào thần kinh cảm giác, phản ứng với sự đau, nóng và tiếp xúc. Trong khi đó, nhà sinh học phân tử Patapoutian tập trung xác định và mô tả các kênh ion và cảm biến khác, chuyển hóa kích thích cơ học sang tín hiệu hóa học.

Nhiệt độ và cảm giác đau là một phần của xúc giác - phần ít được tìm hiểu trong 5 giác quan chính của con người. Khám phá của hai nhà khoa học được đánh giá là "đưa ra các tiềm năng y học thú vị", bởi nó làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính và cấp tính liên quan đến các bệnh, chấn thương và phương pháp điều trị chúng.

Thomas Perlmann (phải), thư ký Ủy ban Nobel thông báo người thắng giải Nobel Y Sinh 2021. Ảnh: AFP.

Thomas Perlmann (phải), thư ký Ủy ban Nobel thông báo người thắng giải Nobel Y Sinh 2021. Ảnh: AFP.

Thomas Perlmann, thư ký của Hội đồng Nobel và Ủy ban Nobel cũng đánh giá cao khám phá này khi cho rằng nghiên cứu đã "mở ra những bí mật của tự nhiên... Nó giải thích ở cấp độ phân tử cách những kích thích này được chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh. Đó là một khám phá quan trọng và sâu sắc".

Ông cũng tiết lộ thêm, khi ông Julius bắt đầu nghiên cứu lý do tại sao capsaicin gây ra cảm giác nóng rát, người ta đã biết rằng hợp chất này kích hoạt các tế bào thần kinh gây cảm giác đau, nhưng điều đó xảy ra chính xác như thế nào là một câu đố chưa được giải đáp.

Trước đó, hai nhà khoa học đã nhận được giải thưởng về Sinh học và Y khoa của Quỹ BBVA (Foundation Frontiers of Knowledge Award in Biology and Biomedicine), với công trình nghiên cứu này.

Abdel El Manira, trợ lý của Ủy ban Nobel về Sinh lý và Y học, cho biết phát hiện này đã được thực hiện cách đây hơn một thập kỷ. "Đây là thời điểm thích hợp để nghiên cứu này được công nhận. Nó đã thay đổi sâu sắc quan điểm của chúng ta về cách con người cảm nhận thế giới, cũng như thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển phương pháp điều trị hàng loạt tình trạng bệnh".

Giải Nobel Y học năm nnay nhận được nhiều sự chú ý do có sự góp mặt nổi bật là nghiên cứu về RNA thông tin (mRNA) - tiền đề cho vaccine COVID-19; tế bào bạch cầu lympho B và T, cần thiết cho hệ thống miễn dịch của con người; và công trình xác định gene nguy cơ gây ung thư, mở đường cho các phương pháp điều trị tiềm năng. Tương tự như năm ngoái, lễ trao giải Nobel năm nay diễn ra dưới hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến. Những người đoạt giải sẽ nhận một huy chương Giải Nobel và chứng chỉ tại quốc gia của họ vào tháng 12.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải Nobel Y học mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống ung thư

    Giải Nobel Y học mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống ung thư

    02:10, 25/10/2020

  • Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

    Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

    18:00, 12/10/2020

  • Giải Nobel và những câu chuyện truyền cảm hứng

    Giải Nobel và những câu chuyện truyền cảm hứng

    07:19, 10/10/2020

  • Công nghệ chỉnh sửa gene đoạt giải Nobel Hóa học 2020

    Công nghệ chỉnh sửa gene đoạt giải Nobel Hóa học 2020

    13:19, 08/10/2020

  • Lễ trao giải Nobel năm 2020 không tổ chức ở Thụy Điển

    Lễ trao giải Nobel năm 2020 không tổ chức ở Thụy Điển

    07:29, 23/09/2020

CẨM ANH