Ứng dụng blockchain “nâng tầm” nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ blockchain đang được nhiều quốc gia kỳ vọng đưa nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
>>COVID-19 và cơ hội phát triển của công nghệ blockchain
Nhiều nghiên cứu cho thấy, công nghệ blockchain có thể được áp dụng để xây dựng một cơ chế minh bạch và bảo mật thông tin trong quá trình quản lý truy xuất nguồn gốc. Blockchain có vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng nông sản, bao gồm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Blockchain đảm bảo quyền lợi khách hàng
Trên thế giới, một số đế chế thực phẩm và đế chế công nghệ đã bắt tay, phát triển các nền tảng hoặc giải pháp blockchain kết hợp với các công nghệ IoT khác nhau cho ngành công nghiệp thực phẩm. Các hệ thống này đã hoặc đang có kế hoạch được sử dụng ở quy mô thí điểm để mang lại sự minh bạch trong mạng lưới chuỗi cung ứng và nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Cụ thể hơn về ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc với nông nghiệp, Ông Nguyễn Hoàng Hải đại diện Viện Royal Acedemy cho biết; về phía doanh nghiệp, người dùng sẽ cài đặt ứng dụng về điện thoại, sau mỗi thao tác quét mã QR code, hệ thống sẽ tự động gửi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm tới người dùng. Như vậy, ngoài thông tin về nguồn gốc như; nơi sản xuất, nhà sản xuất, phân phối hoặc đơn vị kinh doanh sản phẩm, người dùng còn được biết về giá bán, điểm bán, công dụng, thành phần của sản phẩm. Giải pháp hữu hiệu này hạn chế được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ xuất xứ còn giúp người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn được sản phẩm an toàn chất lượng.
Doanh nghiệp hưởng lợi từ Blockchain
Ngoài ra công nghệ Blockchain cũng được áp dụng truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp giúp chống lại sự thay đổi của dữ liệu. Mô hình của chuỗi cung ứng thực phẩm khi ứng dụng công nghệ Blockchain gồm: Nhà sản xuất; Nhà chế biến/đóng gói; Nhà trung gian (vận chuyển, đóng gói lại, siêu thị, bán lẻ); Người tiêu dùng. Các mắt xích tham gia giao dịch trong hệ thống đều được cấp một địa chỉ Blockchain, địa chỉ này được cấp khi đăng ký sử dụng hệ thống.
Hiện nay ứng dụng Blockchain đã được nhiều doanh nghiệp lớn ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc chẳng hạn như; Nestle và Carrefour – tập đoàn siêu thị lớn thứ hai thế giới đã hợp tác sử dụng Blockchain cho dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh vào giữa năm 2019.
Ông Emmanuel Delerm, quản lý cấp cao của tập đoàn này cho biết, nhờ vào việc áp dụng Blockchain, số lượng sản phẩm sữa Nestle bán ra tại chuỗi siêu thị của họ đã tăng vọt. Sau thương vụ với Nestle, tập đoàn này cũng bắt đầu áp dụng công nghệ Blockchain cho 20 sản phẩm nông sản khác và dự tính tăng lên con số 100 sản phẩm truy xuất được nguồn gốc, tập trung vào những sản phẩm cần độ an toàn cao, như thực phẩm cho trẻ em và những dòng sản phẩm hữu cơ.
Ví dụ đối với sản phẩm chăn nuôi, Blockchain truy xuất thực phẩm từ giai đoạn cung cấp con giống, chăn nuôi, chế biến, phân phối sản phẩm. Người tiêu dùng có thể sử dụng mã QR đính kèm với sản phẩm để xem toàn bộ thông tin liên quan từ nhà cung cấp giống tới nhà bán lẻ…
Trong tương lai khi công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong nông nghiệp, công nghệ sẽ giúp ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ blockchain tạo ra các tỷ phú NFT đầu tiên trên thế giới
04:32, 11/01/2022
VinaCapital Ventures đầu tư vào startup công nghệ blockchain Hub Global
03:23, 23/12/2021
COVID-19 và cơ hội phát triển của công nghệ blockchain
06:40, 18/08/2020
Công nghệ Blockchain dự báo tương lai ngành tài chính
17:00, 02/08/2019
Cơ hội khởi nghiệp công nghệ Blockchain cho các startup Việt
07:38, 14/12/2018
Tìm hiểu về hóa đơn điện tử đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain
13:30, 13/04/2019