Ngành công nghiệp vũ trụ “hạ cánh” theo suy thoái
Ngành công nghiệp vũ trụ có thể sẽ phải đối mặt với khủng hoảng khi dòng tiền đầu tư mạo hiểm có nguy cơ cạn kiệt trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu.
>>EU sẽ tài trợ trị giá hàng tỷ euro cho công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vũ trụ
Các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghiệp vũ trụ có xu hướng thúc đẩy sự đổi mới về phía trước và giữ cho các công ty đã thành danh - như Lockheed Martin, Northrop Grumman và thậm chí SpaceX - bám trụ.
Các chính phủ và công ty cũng dựa vào nền kinh tế được định giá khoảng 370 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2021 để truyền thông, thông tin nông nghiệp, an ninh quốc gia và các khía cạnh các của cuộc sống hằng ngày.
Thế nhưng dự báo về một đợt suy thoái kinh tế có thể khiến bong bóng vỡ, qua đó ảnh hưởng đến một số bộ phận của ngành công nghiệp vũ trụ.
Các công ty khởi nghiệp tập trung vào không gian đã phát triển không ngừng trong nhiều năm qua, một phần được hỗ trợ bởi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm giúp các công ty trẻ có thể trụ vững khi họ xây dựng doanh nghiệp của mình.
Nếu số tiền đó cạn kiệt trong thời kỳ suy thoái, điều đó có nghĩa là những công ty nào vẫn đang cố gắng phát triển hoạt động kinh doanh của mình sẽ thất bại trước khi có thể bắt đầu đi vào vận hành.
Chad Anderson, đối tác quản lý tại Space Capital, cho biết: “Các ngành công nghiệp mới nổi phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư mạo hiểm do đây là những thị trường non trẻ và có rất ít khách hàng bên ngoài các chương trình phát triển công nghệ nhỏ của chính phủ”.
Anderson cho biết thêm, các công ty này cũng có thêm rủi ro do kế hoạch kinh doanh của họ thường dựa vào các công nghệ khác vẫn đang trong giai đoạn phát triển. "Sẽ cần có sự gan dạ, quyết tâm và có thể là một chút may mắn để các công ty trong những ngành này vượt qua được đợt điều chỉnh thị trường sắp tới đây."
>>Dự án Internet trong vũ trụ nhận đầu tư 650.000 USD từ công ty Draper Associates
Những ngành dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm những ngành tập trung vào các khái niệm trong tương lai xa như khai thác tiểu hành tinh và các công ty khởi nghiệp đổi mới tên lửa, những người cần một số tiền lớn tài trợ trả trước. Theo Anderson, hai ngành này chỉ chiếm khoảng 10% tổng đầu tư vào nền kinh tế vũ trụ.
Anton Brevde, một đối tác tại Prime Movers Lab, viết trong một bài đăng trên Medium: “Mùa đông tài chính sắp tới sẽ không duy trì được một phần đáng kể các công ty khởi nghiệp vũ trụ đang theo đuổi các thị trường non trẻ và chủ yếu bán cho các công ty khởi nghiệp vũ trụ khác.”
Carissa Christensen, người sáng lập và Giám đốc điều hành của BryceTech, cho biết: “Sau cuộc thanh lọc này, chúng ta sẽ chỉ còn lại một ít công ty có lợi nhuận biên. Ngành công nghiệp cũng có thể sẽ chứng kiến ít đổi mới hơn trong một vài quý sắp tới.”
Điều đó không có nghĩa là toàn bộ ngành công nghiệp vũ trụ đang phải đối mặt với những vấn đề lớn. Trong khi một phần tương đối nhỏ của ngành có thể bị ảnh hưởng nặng khi thị trường đi xuống, phần còn lại của ngành vẫn còn lớn và đa dạng - bao gồm các vệ tinh truyền thông, các công ty vũ trụ có chỗ đứng, các ứng dụng phần mềm sử dụng dữ liệu không gian và hơn thế nữa.
Ngành công nghiệp vũ trụ nói chung cũng dựa vào tài trợ của chính phủ - thông qua NASA và các nguồn khác - và điều đó sẽ giúp một phần lớn trong số đó tồn tại được qua thời kỳ suy thoái chung của thị trường. Do đó, chúng ta chưa thể biết được sự tác động của bong bóng vỡ là nhanh hay chậm.
Nhưng dù thế nào đi nữa, ngành công nghiệp vũ trụ sau đợt suy thoái này sẽ trở nên tinh gọn và tập trung hơn. "Sự thật là nhiều công ty cận biên đã được tài trợ trong thời kỳ hưng thịnh của thị trường trong vài năm qua và hầu hết các công ty đó sẽ bị cuốn trôi trong đợt điều chỉnh thị trường này", Anderson nói và nói thêm rằng điều này đúng trong lĩnh vực công nghệ, không phải chỉ trong không gian.
Có thể bạn quan tâm