Từng bước số hóa cải cách hành chính ở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nam Định

MINH HUỆ 21/02/2023 00:06

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nam Định đã thực hiện số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

>>>Nam Định: Đặt mục tiêu cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và cả nước

Từ cải cách hành chính

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Nam Định đã bám sát kế hoạch  Cải cách hành chinh (CCHC) hàng năm của NHNN, từng bước xây dựng cơ quan hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ và phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Trường hướng dẫn người dân đăng ký vay vốn (ảnh báo Nam Định)

Cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Xuân Trường hướng dẫn người dân đăng ký vay vốn (ảnh báo Nam Định)

Theo lãnh đạo NHNN Chi nhánh tỉnh Nam Định: Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua, NHNN Chi nhánh Nam Định đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện cũng như tăng cường kiểm tra công tác CCHC, kiểm tra công vụ; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà cho tổ chức, cá nhân (nếu có), đảm bảo hiệu quả công tác CCHC. Chi nhánh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Quyết định số 2220/QĐ-NHNN ngày 30-12-2022 của NHNN về Kế hoạch CCHC năm 2023 nhằm quán triệt thống nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, cũng như sự cần thiết phải thực hiện CCHC, đồng thời thông qua hệ thống mạng lưới các TCTD trên địa bàn để phổ biến rộng rãi các nội dung CCHC đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong tỉnh.

Ngoài ra, Chi nhánh thường xuyên duy trì, rà soát hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015 nhằm đáp ứng mục tiêu, chính sách chất lượng đã đề ra với phương châm “Tận tụy, trách nhiệm - công tâm, chu đáo - đúng pháp luật, đúng hẹn”. Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đều được niêm yết công khai tại trụ sở Chi nhánh, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, tiết kiệm, minh bạch và hiệu quả. 

Trong năm 2022, Chi nhánh đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2022 trên địa bàn tỉnh nhằm đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của ngành Ngân hàng trên địa bàn thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của NHNN, nhất là số hóa các hoạt động giải quyết TTHC. Hiện tại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và hội họp tại Chi nhánh tiếp tục được đẩy mạnh, công tác trao đổi văn bản, tài liệu qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo mô hình văn phòng điện tử đã đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và cải cách TTHC; tạo lập tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại trong các phòng thuộc Chi nhánh.

Khách hàng trải nghiệm dịch vụ rút tiền bằng mã QR tại ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nam Định (ảnh báo Nam Định)

Khách hàng trải nghiệm dịch vụ rút tiền bằng mã QR tại ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nam Định (ảnh báo Nam Định)

...đến tăng cường các mô hình .. số

Để đạt được các mục tiêu trên, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các quy định TTHC thuộc phạm vi quản lý của NHNN liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm TTHC mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tập trung xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1361/QĐ-TTg ngày 08/11/2022.

Đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số theo kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hình thành mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ chỉ đạo điều hành, xử lý công việc, tổ chức họp, hội nghị trên môi trường số; tạo điều kiện phát triển các mô hình ngân hàng số, tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, hệ thống với các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng, phát triển hệ sinh thái số; tiếp tục thực hiện tích hợp, kết nối Cổng dịch vụ công,

Hệ thống thông tin một cửa điện tử với các hệ thống liên quan theo yêu cầu của Chính phủ và phục vụ yêu cầu giải quyết TTHC của NHNN; từng bước số hóa, điện tử hóa quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ giải quyết TTHC của NHNN tại Bộ phận một cửa.

Theo lãnh đạo NHNN Nam Định: Năm 2022 và đầu năm 2023, Chi nhánh đã triển khai hội nghị trực tuyến đến hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo mọi cán bộ Quỹ đều nắm được nội dung triển khai và những chỉ đạo, chấn chỉnh trong hoạt động Quỹ tín dụng của NHNN Chi nhánh tỉnh. Chi nhánh cũng đã ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC; tổ chức tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định theo các Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018, Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 6-12-2021 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; triển khai nội dung nhận diện thương hiệu bộ phận “một cửa” theo chỉ đạo của NHNN nhằm đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ công tại Chi nhánh.

Năm 2022, NHNN Chi nhánh tỉnh đã nhận 288 hồ sơ giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực: Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính 114 hồ sơ; bộ phận một cửa 174 hồ sơ, đã giải quyết 287 hồ sơ; 1 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết. 

Đối với các TCTD trên địa bàn, Chi nhánh đã tập trung phối hợp, chỉ đạo sát sao quyết liệt tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ đảm bảo an toàn, tiện ích; cải tiến quy trình cho vay, nâng cao năng lực thẩm định, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng; chú trọng công tác cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ; xử lý kịp thời, thỏa đáng các phản ánh, khiếu nại của khách hàng, hạn chế việc hình thành các luồng dư luận tiêu cực ảnh hưởng đến các TCTD nói riêng và của ngành Ngân hàng nói chung trên địa bàn tỉnh.

Tiêu biểu như các TTHC trong lĩnh vực giải ngân vốn của ngân hàng thời gian gần đây đã liên tục được cải thiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng. Nhiều chương trình cho vay tiêu dùng với thời gian giải ngân trong vòng 1 ngày đã được các ngân hàng như VPBank, MB, Agribank, Vietinbank, Vietcombank… tung ra với điều kiện đơn giản, thủ tục nhanh chóng và giải ngân tiền trực tiếp vào tài khoản. Nhiều nghiệp vụ đã được số hóa 100%; nhiều ngân hàng đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số.

Theo lãnh đạo NHNN Nam Định: Năm 2023, NHNN Chi nhánh tỉnh tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện cơ chế một cửa, giải quyết TTHC và trong hội họp.

Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là yêu cầu cấp thiết, cần có những bước đi kịp thời, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng CNTT tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng (ảnh minh họa)

Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là yêu cầu cấp thiết, cần có những bước đi kịp thời, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng CNTT tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng (ảnh minh họa)

Tiếp tục gắn nhiệm vụ CCHC với việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong nhiệm vụ chung xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá công tác CCHC. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quy chế một cửa trong giải quyết TTHC của Chi nhánh, đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm chi phí thực hiện cho tổ chức, cá nhân. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn đẩy mạnh CCHC, trong đó chú trọng cải tiến, tối ưu hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đổi mới, áp dụng quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng.

Đẩy mạnh tổ chức vận hành, chỉ đạo điều hành, xử lý công việc, tổ chức họp, hội nghị trên môi trường số; tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, hệ thống với các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng, phát triển hệ sinh thái số; tiếp tục thực hiện tích hợp, kết nối Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử với các hệ thống liên quan theo yêu cầu của Chính phủ và phục vụ yêu cầu giải quyết TTHC của NHNN; từng bước số hóa, điện tử hóa quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ giải quyết TTHC của NHNN tại bộ phận một cửa.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Đặt mục tiêu cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và cả nước

    Nam Định: Đặt mục tiêu cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và cả nước

    08:09, 13/02/2023

  • Nam Định: Tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

    Nam Định: Tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

    02:53, 11/02/2023

  • Nam Định sẽ “trảm” các cơ sở gây ô nhiễm

    Nam Định sẽ “trảm” các cơ sở gây ô nhiễm

    00:06, 11/02/2023

MINH HUỆ