Quảng Ninh: Quyết tâm trở thành điển hình trong chuyển đổi số

TRUNG THÀNH 21/05/2023 00:06

Xác định chuyển đổi số là động lực tạo đột phá của sự phát triển. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển hạ tầng... quyết tâm trở thành tỉnh điển hình trong chuyển đổi số.

>>>Quảng Ninh: Tăng cường chuyển đổi số trong du lịch để phát triển bền vững

Từ chú trọng...

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, động lực tạo đột phá của sự phát triển, từ đó, cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phát triển hạ tầng, dữ liệu nền tảng số đảm bảo an toàn thông tin... Quý I/2023, 33 mục tiêu, 14 nhiệm vụ về phát triển dữ liệu số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đều được tập trung thực hiện. Trong đó có nhiều mục tiêu đảm bảo tiến độ, góp phần quan trọng trong triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, cải thiện các hoạt động trong đời sống xã hội của nhân dân.

Theo Sở Thông tin Truyền thông (TTTT), hiện Quảng Ninh đang đứng thứ 11 trong toàn quốc về tổng điểm xây dựng Chính quyền số, các hệ thống thông tin của tỉnh được kết nối chặt chẽ với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ chuyển đổi số đồng bộ, thống nhất. Tỉnh cũng đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống cấp và quản lý mã số vùng trồng, vùng nuôi thủy sản; số hóa cơ sơ dữ liệu 3 loại rừng; truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP. Đồng thời, thí điểm triển khai mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt; nộp thuế điện tử qua hệ thống điện tử (etax)...

Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ trên 20 doanh nghiệp thực hiện thí điểm CĐS (ảnh báo Quảng Ninh)

Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ trên 20 doanh nghiệp thực hiện thí điểm CĐS (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ông Cao Tường Huy – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Bên cạnh mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023, Quảng Ninh sẽ quyết tâm trở thành tỉnh CĐS điển hình, thực hiện CĐS tổng thể và toàn diện trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tiên phong tổ chức triển khai chuyển đổi số dữ liệu đất đai... Vì thế, các sở, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm; rà soát lại tổng thể các nhiệm vụ để tập trung thực hiện; nâng cao vai trò của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số toàn diện.

Theo lãnh đạo TP Móng Cái: Thời gian qua, CĐS trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của TP Móng Cái đã tác động tích cực, tạo môi trường sản xuất - kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Trong Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. 100% tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử. Phấn đấu toàn tỉnh quy tụ được 50 doanh nghiệp số, trong đó, có ít nhất 3 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển các sản phẩm, dịch vụ số.

Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều) ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch (ảnh báo Quảng Ninh)

Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều) ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch (ảnh báo Quảng Ninh)

...đến mục tiêu

Để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra, ngày 26/4/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 110/KH-UBND về việc Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về CĐS năm 2023. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về CĐS, trong đó sẽ tổ chức 60 khóa đào tạo cho 2.400 lượt học viên được đào tạo trực tiếp về quản trị doanh nghiệp, về CĐS; tổ chức 5 hội thảo hướng dẫn...

Đồng thời, tỉnh sẽ hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ CĐS cho doanh nghiệp, theo đó sẽ hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp CĐS để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.

Số lượng doanh nghiệp hỗ trợ: 5 doanh nghiệp siêu nhỏ, 30 doanh nghiệp nhỏ, 30 doanh nghiệp vừa. Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 532 bộ mã truy xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết TTHC cho doanh nghiệp trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết TTHC cho doanh nghiệp trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh

Ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: Hiện nay, CĐS rất cần thiết cho doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp CĐS, chúng tôi đã thành lập tổ tư vấn để hỗ trợ, tư vấn miễn phí về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp với hình thức trực tuyến trên nền tảng số và trực tiếp tại Văn phòng của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Viettel Quảng Ninh, VNPT Quảng Ninh sẽ mở các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp về CĐS. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hàng tháng tổ chức phiên Cafe số trên nền tảng số để cung cấp thông tin, giải pháp, nền tảng CĐS cho các doanh nghiệp.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 50 doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm CĐS. Để các doanh nghiệp CĐS đạt kết quả cao, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cũng đã chủ động đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách tham gia thí điểm chuyển đổi số.

Với sự hỗ trợ của tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh, một số doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào công tác này. Từ tháng 6/2022, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử; 2.325 hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (đạt 95,7% chỉ tiêu), phổ cập chữ ký số đến 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã đưa 187/267 (đạt 70%) sản phẩm OCOP  tỉnh Quảng Ninh đạt từ 3 sao trở lên, lên sàn TMĐT Postmart.vn và Voso.vn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít doanh nghiệp không nhận thấy sự cần thiết của quá trình CĐS, chậm thay đổi cũng như không thực hiện CĐS một cách triệt để. Dù là quy mô lớn hay nhỏ thì những doanh nghiệp như vậy sẽ bị trải qua giai đoạn gián đoạn số, dẫn tới nguy cơ của sự tụt hậu và dần bị loại ra khỏi cuộc đua.

Theo ông Cao Tường Huy – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Chuyển đổi số là cơ hội lớn để các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất theo công nghệ cao tạo ra thế và lực mới, nâng cao hơn nữa đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Để CĐS toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, động lực tạo đột phá của tỉnh. Do vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên thực hiện rà soát, tăng cường chỉ đạo. Tuy nhiên, việc triển khai từ cấp cơ sở vẫn chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt, một số nhiệm vụ, mục tiêu chưa thực sự như mong muốn.

Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 532 bộ mã truy xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho các doanh nghiệp (ảnh báo Quảng Ninh)

Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 532 bộ mã truy xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho các doanh nghiệp (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ông Huy, các địa phương phải tập trung giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường hoạt động tổ hỗ trợ CĐS cộng đồng; triển khai tổ chức tập huấn, nâng cao trách nhiệm các sở, ngành, địa phương; thực hiện giao ban hàng tháng để rà soát công việc và có giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng đề án về CĐS toàn diện; Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để Quảng Ninh sẽ quyết tâm trở thành tỉnh CĐS điển hình. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh triển khai kế hoạch tỉnh tiên phong tổ chức triển khai chuyển đổi số dữ liệu đất đai. Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để trình HĐND tỉnh. Các địa phương cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bám sát các nhiệm vụ, mục tiêu để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển ở giai đoạn mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản

    Quảng Ninh: Siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản

    00:06, 20/05/2023

  • Quảng Ninh: Nhiều dư địa phát triển bất động sản công nghiệp

    Quảng Ninh: Nhiều dư địa phát triển bất động sản công nghiệp

    01:00, 20/05/2023

  • Quảng Ninh: Thiết lập môi trường du lịch lành mạnh

    Quảng Ninh: Thiết lập môi trường du lịch lành mạnh

    00:06, 18/05/2023

TRUNG THÀNH