5 ý tưởng kỹ thuật số giúp thúc đẩy doanh số bán hàng cho các nhà bán lẻ
Trong bối cảnh cạnh tranh cao của ngành thương mại điện tử, các nhà bán lẻ cần sử dụng mọi công cụ mà họ có để tương tác với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
>>Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp đà tăng trưởng?
Cùng vén màn các tiềm năng mà kỹ thuật số và công nghệ nào phù hợp cho doanh nghiệp thương mại điện tử.
Tìm đến khách hàng ở nơi họ hoạt động nhiều nhất – đó là điện thoại của họ.
Hơn hai phần ba dân số toàn cầu sử dụng điện thoại di động vào năm 2022, tăng 95 triệu so với năm 2021. Khi việc sử dụng điện thoại di động tiếp tục tăng, các thương hiệu cũng cần phải tương tác với người mua trên đó, chẳng hạn như các ứng dụng nhắn tin phổ biến trên hầu hết điện thoại. Tin nhắn của nhãn hàng sẽ được tiếp cận dễ dàng, một phần do khách hàng thường xuyên mở điện thoại và nhận thông báo trên đó hơn so với mở email hay các phương tiện truyền thông khác.
Cá nhân hóa tương tác với khách hàng bằng thông điệp kinh doanh
Tin nhắn kinh doanh rất phù hợp để gửi các thông báo được lên kế hoạch sẵn và trò chuyện với khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Những tin nhắn này có thể được triển khai trong các chiến dịch hoặc từng cuộc trò chuyện với khách hàng, nhằm giúp nhãn hàng xây dựng tệp khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lượng khách hàng trung thành.
Trên thực tế, các thương hiệu trên khắp thế giới đã tận dụng tin nhắn để phát triển kinh doanh từ lâu. Dữ liệu nội bộ của Viber tiết lộ, số lượng tin nhắn doanh nghiệp được gửi đã tăng 31% trong năm ngoái. Tin nhắn quảng cáo (ưu đãi đặc biệt, giảm giá) tăng 11%, tin nhắn trò chuyện (nhân viên trả lời tin nhắn trực tuyến) tăng 17% và giao dịch (xác nhận đơn hàng, theo dõi giao hàng, hóa đơn) – tăng đột biến 73%.
Tin nhắn doanh nghiệp sẽ tạo ra vô số cơ hội tương tác dẫn đến chuyển đổi cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và bán lẻ. Một số hoạt động có thể kể đến như:
- Gợi ý về các sản phẩm được cá nhân hóa theo nhu cầu từng khách hàng
- Thông báo về các chương trình khuyến mãi và giảm giá độc quyền
- Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
- Gửi xác nhận đơn hàng và thông báo vận chuyển
- Thu thập các phản hồi và đánh giá từ khách hàng
Tiếp cận khách hàng theo cách thức như vậy sẽ mang đến lợi ích nhân đôi: vừa xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, đồng thời tăng tỷ số ROI (Return on Investment là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) của doanh nghiệp.
>>Giải pháp công nghệ chống gian lận cho các doanh nghiệp thương mại điện tử
Ứng dụng chatbot để tương tác liên tục với khách hàng
Chatbot ngày càng phổ biến với vai trò là một công cụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và tự động. Với ưu điểm dễ sử dụng và có thể xử lý nhiều tác vụ khác nhau, chatbot có thể:
- Trả lời các câu hỏi thường gặp
- Cung cấp thông tin sản phẩm
- Hướng dẫn khách hàng trong quá trình mua hàng
- Hỗ trợ theo dõi đơn hàng và trả hàng
- Cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá cho từng khách hàng
Bằng cách sử dụng chatbot trong chiến lược tiếp thị của mình, nhãn hàng có thể hỗ trợ khách hàng tức thì 24/7 mà không cần đầu tư vào hệ thống chăm sóc khách hàng quy mô lớn — từ đó tạo cơ hội cho các nhân viên tập trung vào các công việc phức tạp hơn. Điều này không chỉ giúp nhãn hàng tiết kiệm thời gian, nguồn lực mà còn cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Tận dụng lợi thế của quảng cáo trên điện thoại di động.
Có nhiều lựa chọn quảng cáo trên thiết bị di động có thể giúp nhãn hàng tiếp cận nhiều đối tượng và thu hút lưu lượng truy cập đến kênh thương mại điện tử. Dưới đây là các mẹo để triển khai quảng cáo trên điện thoại di động trong chiến lược tiếp thị của nhãn hàng:
- Lựa chọn các hiển thị không làm phiền: Trên các ứng dụng và nền tảng, hầu hết người dùng cho rằng quảng cáo làm gián đoạn quá trình họ sử dụng điện thoại, vì vậy khi đặt quảng cáo trên một ứng dụng hoặc trang web, nhãn hàng phải đảm bảo các vị trí đó không làm phiền đến khách hàng. Đây là một thử thách đòi hỏi có sự cân bằng và tinh tế, vì nhãn hàng cần thu hút sự chú ý của người xem nhưng lại không làm gián đoạn trải nghiệm của họ. Chẳng hạn như trên Viber, chọn các vị trí đặt quảng cáo như trên màn hình trò chuyện hoặc các cuộc gọi, khám phá, thư mục đặc biệt nơi người dùng đọc tin nhắn kinh doanh và các không gian không bị gián đoạn khác, để bảo đảm rằng quảng cáo được xuất hiện tự nhiên trên giao diện của người dùng. Loại quảng cáo tự nhiên này giúp tăng mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi, vì người dùng có xu hướng tương tác với quảng cáo phù hợp với họ trong lúc trải nghiệm trên ứng dụng..
- Ưu tiên sự đơn giản: Có quá nhiều bên cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng, vì vậy nhãn hàng cần nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề. Quảng cáo trên thiết bị di động có thể làm được điều đó với khả năng truyền tải thông điệp chỉ trong vòng ba giây. Ngoài ra, vì màn hình di động tương đối nhỏ nên nhãn hàng không thể hiển thị nhiều văn bản. Rút gọn thông điệp một cách súc tích và dễ hiểu, đồng thời kích thích sự chú ý của người dùng bằng lượng thông tin vừa đủ, để hướng họ đến và tiếp cận thông tin nhãn hàng mong muốn.
- Thử các định dạng tương tác: Video nói chung là định dạng phù hợp cho khách hàng vì chúng dễ thu hút sự chú ý và thúc đẩy nhiều tương tác hơn. Từ các video có nội dung định hướng thương hiệu, cung cấp các nội dung hấp dẫn không làm phiền người xem, đến video cho phép người dùng nhận thưởng sau khi xem quảng cáo, những hình thức hiển thị này hứa hẹn thành công hơn so với biểu ngữ thông thường.
- Hãy sáng tạo: thử nghiệm với tương tác thực tế ảo (AR).
Tương tác thực tế ảo (AR) giúp nhãn hàng tương tác với khán giả của mình theo cách hoàn toàn thú vị. AR là một công cụ tuyệt vời để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, làm nổi bật những cải tiến mới nhất của nhãn hàng và tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.
Có vô số trường hợp có thể sử dụng AR. Trong đó có thể kể đến việc người dùng có thể ướm thử các phụ kiện như kính râm hoặc mũ trước khi quyết định mua, hay khách hàng đặt thử một món đồ nội thất từ bộ sưu tập mới của nhãn hàng vào căn phòng của họ. Nếu một khách hàng không thể chọn được màu son nào phù hợp nhất với tông da của họ? Hãy cho họ thử nghiệm nhiều màu bằng công nghệ AR.
Số liệu nội bộ tại Viber xác nhận rằng công nghệ AR đang được người dùng ưa chuộng. Kể từ khi ra mắt vào năm 2021, người dùng Viber đã tương tác với ống kính AR trên nền tảng này gần 1 tỷ lần. Các doanh nghiệp cũng tận dụng công cụ này và tạo ra các ống kính AR của riêng họ để nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng cường hoạt động tiếp thị.
Để tối đa hóa hiệu quả của chiến lược tiếp thị, việc theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả công việc và quyết định dựa trên dữ liệu là vô cùng cần thiết. Phân tích các chiến dịch của nhãn hàng, xác định xu hướng, tối ưu hóa các công cụ phù hợp và theo dõi hiệu suất nhãn hàng được cải thiện ra sao là một chiến lược đặc biệt phù hợp và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn tối ưu về tài khoản doanh nghiệp Viber
17:00, 28/04/2023
Viber Việt Nam: Xu hướng tương tác giữa nhãn hàng và người dùng định hình năm
05:00, 19/12/2022
Viber “nhắm” thị trường mới
11:32, 06/10/2022
Viber sẽ không tính phí cá nhân, triển khai nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp SMEs
15:03, 21/09/2022