Thanh Hóa: Chuyển đổi số với mô hình "3 không"

KIỀU PHIÊN 30/06/2023 00:06

Mô hình "3 không", không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền

>>Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch và thực hiện triển khai chuyển đổi số thí điểm mô hình "3 không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.

Mô hình "3 không" được triển khai thí điểm tại 5 xã, phường gồm: phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa; xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương; xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa và xã Nga Liên, huyện Nga Sơn.

Cán bộ

Cán bộ xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân được tập huấn triển khai mô hình "3 không"

Xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân đăng ký về đích triển khai thí điểm mô hình "3 không" vào ngày 10/7. Chỉ trong vòng 1 tuần sau khi triển khai tập huấn, 100% cán bộ công chức xã, công an xã và tổ công nghệ số cộng đồng đã được huy động đến nhà văn hóa các thôn để hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết, bất kể là ngày nghỉ hay đêm tối. Với cách làm này, đến thời điểm hiện tại, đã có 386 người dân xã Tây Hồ cài đặt đủ các ứng dụng cần thiết, đạt tỉ lệ gần 30%.

>>Thanh Hóa: Hội nghị hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

>>Thanh Hóa: Dành 2,5 tỷ đồng hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp chuyển đổi số

Người dân và doanh nghiệp

Người dân và doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng chuyển đổi số mô hình "3 không"

Để thực hiện thành công mô hình "3 không" gồm: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, từ ngày 1/6 đến ngày 10/7/2023, căn cứ kết quả rà soát, tổng hợp các hộ dân, cá nhân có căn cước công dân, điện thoại thông minh, số điện thoại chính chủ, cán bộ UBND phường Điện Biên, Công an phường cùng các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp viễn thông, chi nhánh ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ người dân tạo lập tài khoản, cài đặt định danh điện tử VNeID, cấp miễn phí chữ ký số cá nhân, các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tương tác giữa chính quyền với người dân, … nhằm giúp người dân thực hiện thành công mô hình “3 không” cho 2 thủ tục hành chính “Thủ tục cấp bản sao Trích lục hộ tịch và Hỗ trợ chi phí mai tang cho đối tượng bảo trợ xã hội”.

Đại diện lãnh đạo phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa cho biết,  là một trong 5 địa phương được lựa chọn triển khai thí điểm mô hình "3 không" trên địa bàn tỉnh nhằm tạo dựng môi trường số, hình thành công dân số, chính quyền số thực chất và hiệu quả. Là điểm nhấn, điểm sáng về Chuyển đổi số, góp phần xây dựng phường Điện Biên sớm trở thành đơn vị “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.

Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết để giúp cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Mô hình, Sở Thông tin và Truyền thông đã thành lập Tổ công tác cấp tỉnh, gồm thành phần các ngành, đơn vị như: Sở Thông tin và Truyền thông, Công An tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Các Doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin. Ngoài ra, Sở cũng đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các địa phương rà soát, lựa chọn dịch vụ công trực tuyến để thực hiện toàn trình theo quy định; triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cho người dân, doanh nghiệp.Tại các đơn vị này, trên cơ sở liên thông dữ liệu giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng dịch vụ Công trực tuyến, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan sẽ hỗ trợ người dân kích hoạt mã định danh điện tử mức 2, tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công, cấp chữ ký điện tử miễn phí và tạo mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính 100% trên môi trường mạng, không cần di chuyển đến trụ sở UBND xã hoặc UBND huyện.

Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn. Chương trình thí điểm sẽ triển khai từ ngày 1/6 đến hết ngày 30/7/2023, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên cùng phát triển

    Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên cùng phát triển

    20:27, 29/06/2023

  • Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

    Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

    04:30, 29/06/2023

  • VNPT oneGOV - tháo gỡ “điểm nghẽn” chuyển đổi số cơ quan quản lý Nhà nước

    VNPT oneGOV - tháo gỡ “điểm nghẽn” chuyển đổi số cơ quan quản lý Nhà nước

    08:00, 28/06/2023

  • Chuyển đổi số quốc gia - Kỳ 2: “Trung Quốc số” và khuyến nghị đối với Việt Nam

    Chuyển đổi số quốc gia - Kỳ 2: “Trung Quốc số” và khuyến nghị đối với Việt Nam

    03:00, 27/06/2023

  • Sacombank nhận 2 giải thưởng quốc tế về chuyển đổi số và bán lẻ

    Sacombank nhận 2 giải thưởng quốc tế về chuyển đổi số và bán lẻ

    16:25, 26/06/2023

KIỀU PHIÊN