Khám phá các ranh giới của kinh tế số

HOÀNG MINH NGỌC (Đại học RMIT Việt Nam) 08/11/2023 17:00

Chúng ta đang ở giao lộ nơi các nền kinh tế số toàn cầu đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.

>>Kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Làm thế nào để các học giả, nhà lãnh đạo tư tưởng và chuyên gia trong các ngành nghề tác động lên những thị trường mới nổi trong bối cảnh này?

Đây là một trong những chủ đề lớn được đem ra mổ xẻ tại Hội thảo Digital3 do Khoa Kinh doanh RMIT chủ trì tổ chức.

Tại phiên có chủ đề “Thiết kế kinh tế số - Lộ trình phát triển cho các thị trường đang nổi”, diễn giả khách mời từ Đại học RMIT gồm Giáo sư Jason Potts và Phó giáo sư Chris Berg đã phân tích cách làm thế nào các thị trường đang nổi có thể khai thác tiềm năng của công nghệ số nhằm nuôi dưỡng tính bền vững, toàn diện và thành công.

Khách tham dự hội thảo đã thu hoạch được kiến thức sâu sắc thú vị nở rộ trong mảng học thuật quanh bốn chủ đề chính – trí tuệ nhân tạo AI, blockchain, thành phố thông minh và chuyển đổi số.

Khách tham dự hội thảo đã thu hoạch được kiến thức sâu sắc thú vị nở rộ trong mảng học thuật quanh bốn chủ đề chính – trí tuệ nhân tạo AI, blockchain, thành phố thông minh và chuyển đổi số. 

Trưởng khoa Kinh doanh RMIT Việt Nam, Giáo sư Robert McClelland cho biết ông đã tận mắt chứng kiến sức mạnh hợp tác giữa giới học thuật và doanh nghiệp trong các ngành nghề.

“Mối lương duyên chặt chẽ giữa nghiên cứu học thuật và hiểu biết thực tiễn sâu sắc có khả năng tạo ra thay đổi sâu rộng và khai mở những khả năng mới cho các thị trường đang nổi. Hội nghị này thể hiện cam kết của nhà trường trong việc thúc đẩy những kết nối quan trọng này”, Giáo sư McClelland nói.

Trưởng khoa Kinh doanh, Giáo sư Robert McClelland xem các nghiên cứu trưng bày tại hội thảo.

Trưởng khoa Kinh doanh, Giáo sư Robert McClelland xem các nghiên cứu trưng bày tại hội thảo.

>>Khai thác tiềm năng kinh tế số nền tảng và kinh tế ngành

Đồng sáng lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo blockchain thuộc Đại học RMIT, Giáo sư Jason Potts cho biết: “Kinh tế số giúp tái thiết toàn thế giới một cách sâu sắc toàn diện. Đây là cơ hội cho các nền kinh tế đang phát triển vũ bão vì họ đang trên hành trình cải cách thể chế, cũng như tái xây dựng và tái thiết kế cơ bản, và phát triển hạ tầng kinh tế”.

Đồng sáng lập và Đồng giám đốc Trung tâm Sáng tạo đổi mới blockchain RMIT, Giáo sư Jason Potts chỉ ra rằng kinh tế số là những nền kinh tế đang phát triển.

Đồng sáng lập và Đồng giám đốc Trung tâm Sáng tạo đổi mới blockchain RMIT, Giáo sư Jason Potts chỉ ra rằng kinh tế số là những nền kinh tế đang phát triển. 

Chủ nhiệm bộ môn cấp cao Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình chủ trì phiên thảo luận với chuyên gia trong các lĩnh vực blockchain, AI và kinh tế số, gồm ông Lê Thanh từ Coin98 Finance, ông Lê Quang Nam từ Công ty Cổ phần Giải pháp quản lý SSG và Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn từ RMIT Việt Nam.

Khách mời tham gia phiên đối thoại đều đồng tình rằng các nền kinh tế đang nổi như Việt Nam có cơ hội trở thành lực lượng dẫn đầu trong nền kinh tế số.

Chuyên gia trong phiên thảo luận nhóm (trái sang phải): Đồng sáng lập Coin98 Finance ông Lê Thanh, Quyền chủ nhiệm bộ môn tại RMIT Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn, Chủ tịch hội đồng Công ty Cổ phần Giải pháp quản lý  SSG ông Lê Quang Nam và Chủ nhiệm bộ môn cấp cao tại RMIT Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình

Chuyên gia trong phiên thảo luận nhóm (trái sang phải): Đồng sáng lập Coin98 Finance ông Lê Thanh, Chủ nhiệm bộ môn cấp cao tại RMIT -Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sơn; Chủ tịch hội đồng Công ty Cổ phần Giải pháp quản lý SSG - ông Lê Quang Nam và Chủ nhiệm bộ môn cấp cao tại RMIT Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình

Với lực lượng dân số trẻ và môi trường thuận lợi cho ứng dụng kỹ thuật ở Việt Nam, các diễn giả hy vọng rằng nhân lực sẽ không còn là một vấn đề thách thức nữa.

“Mức lương hiện tại ở Việt Nam khá cạnh tranh so với các thị trường khác nhưng chất lượng nhân lực vẫn chưa bắt kịp với mức giá đó”, ông Thanh, đồng sáng lập Coin98, cho biết.

Ông hy vọng các trường đại học như RMIT có thể giúp giải quyết thách thức này.

Câu hỏi làm thế nào nghiên cứu học thuật có thể giúp điều hướng thách thức trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế số cũng được các chuyên gia thảo luận sôi nổi. Các chuyên gia kết luận rằng dẫu có tiềm năng rất lớn, vẫn còn đất để hiệu chỉnh hoạt động hợp tác giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp trong ngành.

Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, Giáo sư Claire Macken (trái) trao giải Nghiên cứu suất xắc nhất.

Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, Giáo sư Claire Macken (trái) trao giải Nghiên cứu suất xắc nhất.

Kết thúc hội thảo, Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, Giáo sư Claire Macken chia sẻ: “Vai trò của chúng ta không kết thúc ở đây. Các kết nối đã thành hình, kiến thức đã chia sẻ và câu hỏi đã được đặt ra chính là hạt giống cho các hoạt động tiếp nối trong tương lai”.

“Trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục đẩy mạnh các cuộc hội thoại này để tiếp tục khám phá các ranh giới của kinh tế số nhằm đưa những hiểu biết sâu sắc của chúng ta vào cải thiện xã hội”.

“Với tinh thần của Digital3, chúng ta hãy tiếp tục cam kết phân cấp, tự động hóa và tạo các nền tảng để điều hướng bối cảnh kỹ thuật số không ngừng phát triển này. Cùng nhau, chúng ta có quyền năng thúc đẩy thay đổi ý nghĩa, thu hẹp khoảng cách và mở đường cho tương lai sáng lạn hơn, hỗ trợ kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi”.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

    00:30, 08/11/2023

  • Khai thác tiềm năng kinh tế số nền tảng và kinh tế ngành

    02:03, 27/10/2023

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

    11:08, 25/10/2023

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Doanh nghiệp nhà thầu "cái khó bó cái khôn"

    10:34, 25/10/2023

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Chuyển đổi số thúc đẩy tiềm năng doanh nghiệp

    10:11, 25/10/2023

HOÀNG MINH NGỌC (Đại học RMIT Việt Nam)