Sân golf Phan Thiết thành khu đô thị (Kỳ 2): Đất vàng được định giá bèo

Thục Uyên - Văn Nhân 30/05/2020 11:05

Cần làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ các bên trong việc làm thất thu ngân sách khi cho phép chuyển đổi quỹ đất nhà ở xã hội để làm khu đô thị tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Đó là đề nghị của ông Đinh Trung - nguyên Bí thư tỉnh Bình Thuận trong nội dung đơn gửi đến các Bộ ngành Trung ương.

br class=

Hàng loạt lâu đài, biệt thự, nhà phố được xây dựng trên đất sân golf cũ khi chính quyền tỉnh Bình Thuận cho Công ty Rạng Đông chuyển mục đích sử dụng đất.

Dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết do Công ty CP Rạng Đông (Công ty Rạng Đông) làm chủ đầu tư có quy mô hơn 62ha và thực hiện đầu tư tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) là đô thị loại II.

“Bỏ quên” quỹ đất xây NƠXH

Theo Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội (NƠXH), chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống kĩ thuật dành để xây dựng NƠXH.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản xin ý kiến với Bộ Xây dựng “Do dự án nằm tại khu vực trung tâm TP Phan Thiết, được thiết kế là khu du lịch biển cao cấp, hiện đại theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, nếu bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội sẽ có chênh lệc rất lớn, tạo ra phân tầng xã hội trực diện”.

Và theo hướng dẫn Bộ Xây dựng (tại Văn bản số 906/BXD-QLN ngày 24/4/2015) là cho phép Công ty Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nộp khoản tiền tương đương giá trị quĩ đất theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đầu tư xây dựng NƠXH tại hai khu đất khác có tổng diện tích 8,57ha.

Tuy nhiên theo ông Trung, việc UBND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu chủ đầu tư bố trí 20% quỹ đất ở của dự án để xây dựng NƠXH trong phạm vì dự án là chưa đúng với quy định của pháp luật.

Theo báo cáo kiểm tra xác minh ngày 4/6/2019, Thanh tra Chính phủ xác định việc tố cáo UBND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu chủ đầu tư dự án bố trí 20% quỹ đất ở dự án để xây dựng nhà ở xã hội là có cơ sở. Việc này Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và xác định là chưa phù hợp với Nghị định 188 của Chính phủ.

Cũng theo ông Trung, dự án thuộc khu đất vàng của TP Phan Thiết với hai mặt giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành, một mặt giáp bờ biển. Theo bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 giá đất đường Nguyễn Tất Thành là 11 triệu đồng/m2, giá đất đường Tôn Đức Thằng là 14 triệu đồng/m2, giá đất trục đường ven biển là 8,4 triệu đồng/m2.
Do đó, nếu 7,2ha đất nói trên nếu được tỉnh đấu giá có thể thu về hàng trăm, thậm chí là hơn 1.000 tỉ đồng. Vì vậy, ông Đinh Trung đề nghị cần làm rõ trách nghiệm và mối quan hệ các bên trong việc làm thất thu ngân sách khi cho phép chuyển đổi quỹ đất NƠXH để làm khu đô thị.

“Đất vàng định giá bèo”

Theo ông Đinh Trung, Quyết định giá đất trên là căn cứ vào Nghị định của Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận không áp dụng giá đất theo Quyết định trên để tính giá tiền sử dụng đất đối với Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết, trong khi cả 3 mặt tiền của dự án đều có giá đất cụ thể?

Thay vào đó, ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 3371/QĐ- UBND “Về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2 được phép chuyển mục đích sử dụng đất của Dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết”. Trong đó, tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2, là 936.800.000.000 đồng, chia nhỏ chỉ gần 2,6 triệu đồng/m2. Như vậy, giá tiền sử dụng đất gần 2,6 triệu đồng/m2 cho khu vực này là không thể chấp nhận được” – ông Trung cho biết.

Ông Đinh Trung cho rằng, chỉ cần so sánh giá tiền sử dụng đất do nhà nước quy định tại 2 con đường Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, theo hai Quyết định trên thì đã cao gấp gần 5 đến 6 lần.

“Nếu căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm giao đất thì cao gấp gần 10 lần. Vì thực tế giá thị trường các tuyến đường nằm quanh khu đô thị này tại thời điểm giao đất có giá đất từ 15 đến 24 triệu đồng/m2. Và chỉ trong vòng một năm chủ đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phân lô, bán nền, giá đất dự án thấp nhất 20 triệu đồng/ m2, giá cao nhất gần 40 triệu đồng/ m2. Hiện tại, giá bán đất tại KĐT này còn cao hơn nữa”, ông Trung phân tích.

Kỳ 3: Phó Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ kiển tra, rà soát lại

Có thể bạn quan tâm

  • EVN kiến nghị bổ sung quy hoạch điện khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận

    EVN kiến nghị bổ sung quy hoạch điện khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận

    00:23, 05/11/2019

  • Bình Thuận: Trong thời hạn thi hành kỷ luật vẫn được bổ nhiệm lại

    Bình Thuận: Trong thời hạn thi hành kỷ luật vẫn được bổ nhiệm lại

    04:50, 15/10/2019

  • Bình Thuận: Xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất rừng để xây dựng công trình trái phép

    Bình Thuận: Xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất rừng để xây dựng công trình trái phép

    08:50, 08/08/2019

  • Bình Thuận: Công ty Kim Phúc ngang nhiên rao bán đất rừng

    Bình Thuận: Công ty Kim Phúc ngang nhiên rao bán đất rừng

    07:10, 25/07/2019

  • Bình Thuận: Khách hàng tố chủ đầu tư ngang nhiên rao bán đất rừng

    Bình Thuận: Khách hàng tố chủ đầu tư ngang nhiên rao bán đất rừng

    23:39, 24/07/2019

  • Bình Thuận: Khởi tố vụ án sai phạm về quản lý đất đai tại TP Phan Thiết

    Bình Thuận: Khởi tố vụ án sai phạm về quản lý đất đai tại TP Phan Thiết

    11:00, 24/07/2019

Thục Uyên - Văn Nhân