Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

TIẾN VIỆT 05/05/2022 03:00

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 7: Người lao động (NLĐ) đã ký 2 HĐLĐ xác định thời hạn liên tiếp nhau, khi HĐLĐ xác định thời hạn thứ hai hết hạn, mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì NSDLĐ có cần phải ký HĐLĐ mới không xác định thời hạn không?

Theo Khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 có quy định khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thi hợp đồng đã giao kết này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Vì vậy, khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới.

Quy định này không đề cập đến HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn hay không xác định thời hạn. Vì vậy, khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, NSDLĐ và NLĐ phải ký kết HĐLĐ mới cho dù đó là HĐLĐ không xác định thời hạn. 

Trong thực tế có xảy ra một số tình huống NSDLĐ và NLĐ chưa tuân thủ đầy đủ quy định này. Hệ quả là khi có tranh chấp lao động xảy ra, HĐLĐ làm căn cứ để các bên (hoặc hoà giải viên, ban trọng tài lao động hoặc toà án) đưa ra phương án giải quyết phù hợp đã không còn hiệu lực. Vì vậy, BLLĐ2019 có quy định nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Quy định này có ý nghĩa lớn để giúp các bên giải quyết tranh chấp khi HĐLĐ không được ký mới. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật như đối với HĐLĐ không xác định thời hạn. Tuy nhiên, NSDLĐ không nên áp dụng điều khoản này để thay thế cho hành động giao kết HĐLĐ mới bởi tính pháp lý “thiếu vững chắc” của HĐLĐ này.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    03:30, 28/04/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Ký hợp đồng với người đại diện cho nhóm người lao động cần lưu ý những điều kiện?

    Các tình huống pháp luật lao động: Ký hợp đồng với người đại diện cho nhóm người lao động cần lưu ý những điều kiện?

    16:13, 24/04/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Ký hợp đồng lao động mà không ghi thời hạn kết thúc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Ký hợp đồng lao động mà không ghi thời hạn kết thúc?

    03:00, 21/04/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Từ hợp đồng lao động bằng văn bản sang hợp đồng điện tử cần điều kiện gì?!

    Các tình huống pháp luật lao động: Từ hợp đồng lao động bằng văn bản sang hợp đồng điện tử cần điều kiện gì?!

    13:35, 17/04/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Những lưu ý về hợp đồng thời vụ

    Các tình huống pháp luật lao động: Những lưu ý về hợp đồng thời vụ

    03:20, 14/04/2022

TIẾN VIỆT