Các tình huống pháp luật: Chăm sóc sức khoẻ đối với lao động nữ
VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật: Tạm ứng tiền lương
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 22: NSDLĐ trả lương như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp NLĐ nữ không có nhu cầu nghỉ 30 phút (trong thời gian hành kinh) và 60 phút (trong thời gian nuôi con nhỏ) và được NSDLĐ đồng ý?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều137 BLLĐ019 và điểm c Khoản 3 và điểm c Khoản 4 Điều 80 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP thì Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ. Điểm lưu ý trong quy định này đó là quy định “trả thêm tiền lương” theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ, chứ không phải “trả lương làm thêm giờ” cho NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ. Vì vậy, trường hợp này NLĐ được trả lương gồm 02 khoản:
- Khoản thứ nhất: Tiền lương của 30 phút (đối với trường hợp NLĐ làm việc trong thời gian hành kinh) hoặc của 60 phút (đối với trường hợp NLĐ làm việc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi) theo tiền lương ghi trong HĐLĐ theo Khoản 4 Điều 137 BLLĐ2019. Công thức tính lương 01 giờ như sau:
Trong đó: số giờ làm việc bình thường trong tháng tại thời điểm NLĐ làm việc được xác định theo thời gian làm việc bình thường do NSDLĐ quy định theo Điều 105 BLLĐ.
- Khoản thứ hai: Tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ được xác định theo quy chế trả lương của NSDLĐ.
Theo Điều 80 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
…
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do NLĐ thông báo với NSDLĐ;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của NLĐ.
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ;
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm