Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM: Tổng cục Hải quan "chấn chỉnh" Hải quan địa phương

THY HẰNG 12/12/2022 20:20

Tổng cục Hải quan vừa có công văn số 5369/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc “chấn chỉnh việc kiểm tra thực tế đối với hàng hoá quá cảnh”.

>>>Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Nhiều “bất thường” tại buổi đối thoại

Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa có công văn số 5369/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc “chấn chỉnh việc kiểm tra thực tế đối với hàng hoá quá cảnh”.

Tổng cục Hải quan có công văn số 5369/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc “chấn chỉnh việc kiểm tra thực tế đối với hàng hoá quá cảnh”.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết thời gian qua đã nhận được phản ánh vướng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh, cũng như phản ánh trên một số phương tiện truyền thông về việc một số Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá quá cảnh quá mức cần thiết làm kéo dài thời gian thông quan hàng hoá, tăng chi phí lưu kho bãi, gây bức xúc cho doanh nghiệp, đặc biệt là hàng hoá quá cảnh đi Campuchia.

Về việc này, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, thứ nhất, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thực hiện đúng quy định tại các Hiệp định quá cảng hàng hoá giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia năm 2013, Hiệp định quá cảng hàng hoá giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào năm 2009, Hiệp định quá cảng hàng hoá giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc năm 1994, Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Thứ hai, hàng hoá quá cảnh phải được giám sát bằng seal định vị trong quá trình vận chuyển chịu sự giám sát hải quan từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất, đi đúng tuyến đường, thời gian quy định. Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu và xuất khẩu phối hợp tổ chức giám sát chặt chẽ hàng hoá trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bằng các biện pháp nghiệp vụ, không kiểm tra tràn lan, chỉ kiểm tra thực tế trên cơ sở đánh giá rủi ro, xác định hàng quá cảnh có dấu hiệu vi phạm cụ thể.

>>>Vụ doanh nghiệp "tố" cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Đối thoại "nhầm" người?

Tổng cục Hải quan yêu cầu, khi làm thủ tục xuất quá cảnh tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu phát hiện phương tiện chứa hàng, niêm phong hải quản có dấu hiệu không đảm bảo nguyên trạng, phương tiện vận chuyển không đúng lộ trình, thời gian, tắt tín hiệu định vị thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá.

Chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh trên cơ sở đánh giá rủi ro

Tổng cục Hải quan yêu cầu chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh trên cơ sở đánh giá rủi ro.

Trong quá trình kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan nếu phát hiện hàng hoá quá cảnh có vi phạm pháp luật thì thực hiện xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan, trường hợp phát hiện hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam thì xử lý vi phạm, tịch thu hàng hoá quá cảnh theo quy định  tại Điều 17 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP hoặc có thông tin người nhận hàng có địa chỉ tại Việt Nam thì tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo kết quả điều tra, không bỏ lọt hành vi vi phạm. Tổng cục Hải quan khẳng định xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định với trường hợp phát hiện công chức, lãnh đạo đơn vị thực hiện không đúng.

Tại Hội nghị Liên đoàn Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) vừa được tổ chức cuối tuần vừa qua, ông Sin Chanthy, Chủ tịch Hiệp hội logistics Campuchia (CLA) phản ánh, việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh còn nguyên đai nguyên kiện, đi đúng tuyến đường, thời gian quy định... là không tuân theo tinh thần Hiệp định của hai nước làm phát sinh chi phí cho các doanh nghiệp chủ hàng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam và Camphuchia.

Lãnh đạo AFFA sau đó đã ghi nhận kiến nghị và đề xuất chuyển vấn đề này lên Ban thư ký ASEAN để có trao đổi và phản hồi tới các nước thành viên liên quan.

ông Sin Chanthy, Chủ tịch Hiệp hội logistics Campuchia (CLA) phản ánh, việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh còn nguyên đai nguyên kiện, có giám sát bằng seal định vị trong quá trình vận chuyển, đi đúng tuyến đường, thời gian quy định... là không tuân theo tinh thần Hiệp định của hai nước

Ông Sin Chanthy, Chủ tịch Hiệp hội logistics Campuchia (CLA) phản ánh, việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh như hiện nay là không tuân theo tinh thần Hiệp định của hai nước.

Trước đó, như DĐDN đã thông tin, một số doanh nghiệp lớn vận tải hàng hoá container đường thủy qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia từ các cảng khu vực TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi Phnôm Pênh và ngược lại đã đồng loạt ký công văn phản ánh kiến nghị "tố" cán bộ Cục Hải quan TP.HCM gây khó dễ. 

Cụ thể, trong đơn tố cáo, một số cán bộ hải quan bị “tố” cố ý gây khó khăn, phiền hà doanh nghiệp khi thực hiện kiểm tra thực tế thủ công kéo dài số lượng lớn container hàng hóa quá cảnh đi Campuchia bằng đường thủy nội địa.

Theo đó, ban hành các công văn không cho doanh nghiệp gom trả hàng tại nhiều cảng, khai thác tuyến vận tải theo thực tế. Các văn bản vi phạm nghiêm trọng Điều ước quốc tế (Hiệp định vận tải thủy) và gây thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp vận tải. Dù kiểm tra thực tế một container trong một tờ khai lại giữ toàn bộ các container trong tờ khai đó dẫn đến mỗi container bị kiểm hóa kéo theo từ 30-50 container khác cùng vận đơn và tờ khai bị giữ lại đến khi hoàn thành việc kiểm hóa. Thời gian từ lúc container bị tạm ngừng thông quan đến lúc hoàn thành kiểm hóa kéo dài trung bình từ 15 đến 45 ngày. Việc ra quyết định giữ hàng kiểm hóa phải sau 3 ngày đến 10 ngày mới gửi cho người khai Hải quan (Ngày phát hành Quyết định giữ hàng đúng theo quy định nhưng thực tế nhưng không chuyển đến doanh nghiệp).

Công chức Hải quan khi kiểm tra thường xuyên gây khó khăn như yêu cầu dỡ hàng ra khỏi container mặc dù hàng hóa đồng nhất, không ra ngay biên bản sau khi kiểm hóa xong, kéo dài thời gian hoàn thành giấy tờ hành chính để thông quan cho lô hàng, phát sinh chi phí kiểm hóa, lưu container, lưu bãi, chưa kể kiểm hóa thành nhiều lần, khách hàng, đối tác rất bất bình. Quyết định kiểm tra xác xuất 10% hàng hóa nhưng thực chất là kiểm tra 100% hàng hóa vì công chức Hải quan luôn yêu cầu dỡ hết hàng ra khỏi container để kiểm tra hàng đóng ở cuối container. Cán bộ hải quan yêu cầu doanh nghiệp kê khai bản kê chi tiết danh mục hàng hóa quá cảnh đóng trong container tương tự như hàng xuất nhập khẩu, từ đó liên tục phạt doanh nghiệp vận chuyển lỗi vi phạm hành chính.

Đáng lưu ý, Hải quan TP.HCM sau đó có tổ chức đối thoại với 4 doanh nghiệp nhưng lại không xác định được người phát biểu và tham gia đối thoại là ai, doanh nghiệp nào, các doanh nghiệp ký đơn kiến nghị đều cho biết không tham dự cuộc đối thoại và bức xúc cho rằng, với các thông tin thiếu chính xác như vậy, buổi đối thoại đó có điều gì đó thiếu minh bạch, không rõ ràng, thậm chí đang có chiều hướng bị bóp méo và sai lệch về bản chất vấn đề.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Nhiều “bất thường” tại buổi đối thoại

    02:36, 08/12/2022

  • Vụ doanh nghiệp "tố" cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Đối thoại "nhầm" người?

    03:40, 07/12/2022

  • Vụ doanh nghiệp "tố" cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Cuộc đối thoại … “khó hiểu”?

    00:06, 06/12/2022

  • Vụ doanh nghiệp vận tải "tố" cán bộ hải quan TP. HCM gây khó dễ: Trọng tài Quốc tế nói gì?

    14:30, 04/12/2022

THY HẰNG