NSDLĐ cần tuân thủ các quy định gì khi tổ chức làm thêm giờ?
NSDLĐ cần tuân thủ các quy định gì khi tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong năm? Có cần văn bản cho phép của cơ quan lao động cấp tỉnh không?
>>NSDLĐ trả lương thông qua người cai thầu?
Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.
Theo quy định Điều 107 BLLĐ thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) được sử dụng người lao động (NLĐ) làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp theo quy định của pháp luật. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ một năm, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo Khoản 3 Điều 107 BLLĐ 2019 và Điều 61 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyên sản xuất;
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần
Để tuân thủ được quy định này, NSDLĐ cần lưu ý các nội dung sau:
- Thứ nhất: Việc làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp theo quy định tại điểm a,b,c và d Khoản 3 Điều 107 BLLĐ2019 và Điều 61 NĐ145/202/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thứ hai, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm,NSDLĐ phải thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi NSDLĐ tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm và Sở LĐTBXH nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi NSDLĐ tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
- Thứ ba, văn bản thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo NĐ145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong thông báo này có đề cập đến các cam kết của NSDLĐ tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm, trong đó khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe cho NLĐ, v.v. Vì vậy, trong trường hợp phải tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm , NSDLĐ cần thoả thuận thuận thêm các chế độ này với NLĐ hoặc TCĐDNLĐ tại cơ sở trước khi thực hiện.
Ngoài ra, NSDLĐ vẫn phải bảo đảm các quy định khác liên quan đến làm thêm giờ nói chung theo quy định của pháp luật về lao động. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm không cần phải có văn bản cho phép của cơ quan lao động cấp tỉnh.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm