Cuộc chiến thương mại lan sang tiền tệ?

Thuỵ Vân 28/07/2018 11:18

Việc Mỹ và EU, Trung Quốc chuyển từ các biện pháp thuế quan bảo hộ thương mại sang can thiệp tiền tệ, đã và đang có nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh tiền tệ.

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Trump và khẳng định tỷ giá của đồng nhân dân tệ (CNY) là do chính các thị trường quyết định. “Trung Quốc không thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc phá giá đồng tiền của mình nhằm tăng tính cạnh tranh”, ông Sảng nhấn mạnh.

p/Diễn biến USD Index trong khoảng thời gian từ tháng 3- 7/2018.

Diễn biến USD Index trong khoảng thời gian từ tháng 3- 7/2018.

Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam

Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ quốc tế, sau khi NHNN niêm yết tỷ giá bán can thiệp ở mức 23.050 VND/USD, tỷ giá trên thị trường diễn biến tương đối ổn định, chủ yếu quanh mức 23.040-23.050 VND/USD.

NHNN đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu đăng ký mua ngoại tệ của các TCTD có trạng thái ngoại tệ âm để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường. Động thái này cùng với các biện pháp, công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) khác đã giúp tỷ giá ổn định.

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ CSTT- NHNN khẳng định NHNN vẫn tiếp tục kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ từ đầu năm là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong điều hành, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, công cụ CSTT để thực hiện mục tiêu trên, trong đó tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước.

Cáo buộc thao túng tiền tệ

Mới đây, ông Trump đưa ra chương trình tài chính trị giá 12 tỷ USD nhằm hỗ trợ cho nông dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi những biện pháp đáp trả của EU và Trung Quốc. Mục đích của ông Trump là tranh thủ sự ủng hộ của nhóm cử tri này ở Mỹ, nhưng cũng phát đi thông điệp với phía các đối tác, đặc biệt là EU và Trung Quốc, rằng nước Mỹ chủ ý và sẵn sàng chiến tranh dài hạn với các quốc gia này. Trong bối cảnh tình hình ấy, ông Trump chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa” khi cáo buộc Trung Quốc và EU "thao túng và lũng đoạn tiền tệ". Cáo buộc này là chuyện động trời trong mối quan hệ của Mỹ với EU và Trung Quốc nói chung, chứ không chỉ trên lĩnh vực tiền tệ.

Ông Trump nói rằng: "Trung Quốc, EU và một số quốc gia khác đang lũng đoạn tiền tệ và lãi suất và cướp đi lợi thế cạnh tranh lớn của Mỹ". Trong thời gian qua, USD đã tăng giá đáng kể, trong khi cả đồng Nhân dân tệ (CNY) và EUR đều mất giá mạnh. Trong thời gian ngắn, CNY đã mất giá 7% và EUR giảm 4%. Trên thực tế, phá giá đồng tiền giúp EU và Trung Quốc hạn chế thiệt hại do những biện pháp thuế quan của ông Trump gây ra cho kinh tế của hai đối tác này. Đặc biệt, việc phá giá đồng nội tệ sẽ góp phần khuyến khích xuất khẩu của cả EU và Trung Quốc. Bởi vậy, ông Trump có thêm lý do để bực bội về EU và Trung Quốc.

Cáo buộc nói trên của ông Trump còn hậu thuẫn cho những biện luận về sự cần thiết phải áp dụng chính sách bảo hộ thương mại đối với các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ. Nói cách khác, ông Trump đổ lỗi cho các đối tác bảo hộ mậu dịch trước, gây thiệt hại lớn cho Mỹ và vì thế Mỹ phải thực thi chính sách bảo hộ thương mại. Qua đó, ông Trump không chỉ quyết tâm, mà còn thực hiện bằng mọi giá chính sách bảo hộ thương mại. Các đối tác bên ngoài phải hiểu thông điệp này theo hướng Mỹ sẽ còn gia tăng mức độ quyết liệt cuộc chiến tranh thương mại.

Linh hoạt chính sách tiền tệ

Đưa ra cáo buộc nói trên trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang, ông Trump còn cho thấy sẵn sàng “gây chiến” trong các lĩnh vực khác. Tức là chuyển từ lĩnh vực thương mại sang lĩnh vực tiền tệ, thậm chí cả chính trị nữa.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để bị động, bất ngờ trong điều hành chính sách tiền tệ

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để bị động, bất ngờ trong điều hành chính sách tiền tệ

    18:45, 18/07/2018

  • Thanh toán

    Thanh toán "chui" QR và nguy cơ an ninh tiền tệ

    14:00, 04/07/2018

  • 5 tác động của truyền thông tới an ninh tài chính, tiền tệ

    5 tác động của truyền thông tới an ninh tài chính, tiền tệ

    14:30, 29/06/2018

  • “Sóng gió” trên thị trường tiền tệ đã qua?

    “Sóng gió” trên thị trường tiền tệ đã qua?

    12:47, 07/06/2018

Chính vì thế, những diễn biến này khiến các đối tác không thể không quan ngại sâu sắc. Tiền tệ không chỉ động chạm đến trao đổi thương mại mà còn có tác động rất mạnh đến toàn bộ mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị giữa các quốc gia với nhau. Chiến tranh thương mại đã làm suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, nay chiến tranh tiền tệ, nếu nổ ra, sẽ làm cho mức độ suy giảm này trầm trọng hơn nhiều.

EU và Trung Quốc có cách thức riêng để tác động trực tiếp vào việc tăng giá hay phá giá đồng tiền của mình. Trong lần mất giá này của EUR và CNY, khó có thể cho rằng đó không phải là chủ định của Trung Quốc và cũng không thể nói EU phó mặc EUR cho thị trường.

Các nền kinh tế khác không nên coi thường những diễn biến mới nói trên mà phải chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia để trước hết tránh bị tổn hại nhiều nhất và sau đó có được hiệu ứng cao nhất cho phát triển kinh tế và tăng cường trao đổi thương mại của họ. Ổn định tiền tệ sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng rõ ràng một khi thực tế đòi hỏi thì chính sách tiền tệ quốc gia cũng phải được điều chỉnh thích hợp và kịp thời.

Thuỵ Vân