Đồng Rúp hồi phục sau sắc lệnh mới của Tổng thống Nga

NGUYỄN LONG 02/04/2022 05:30

Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh buộc các quốc gia ít thân thiện phải thanh toán các hợp đồng cung cấp khí đốt bằng đồng Rúp, điều này giúp đồng nội tệ Nga hồi phục.

Mỹ ra kế hoạch mới “ghìm cương” giá khí đốt

Đồng Rúp đang hồi phục sau

Đồng Rúp đang hồi phục sau "cuộc chiến" khí đốt giữa Nga và phương Tây.

Ngày 31/3, Tổng thống Nga ông Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng Rúp để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.

Theo hãng tin Reuters, trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng Rúp trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày mai (1/4)”.

Phát biểu tại cuộc họp về tình hình lĩnh vực hàng không, nhà lãnh đạo Nga cho biết nếu bên mua từ các quốc gia thiếu thân thiện từ chối trả tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp, Nga sẽ xem đó là sự vi phạm hợp đồng.

Các nước thiếu thân thiện mà Tổng thống Putin đề cập gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước, vùng lãnh thổ khác.

Cho đến nay trong năm nay, châu Âu đã chi 200 triệu đến 800 triệu Euro (880 triệu USD) mỗi ngày cho khí đốt của Nga, việc chuyển đổi giá trị đó thành rúp sẽ là một động lực rất lớn đối với họ.

Đáng chú ý, kể từ khi sau khi bị các nước phương Tây áp đặt hàng loạt các lệnh trừng phạt trong hơn 1 tháng qua, khiến đồng nội tệ của Nga liên tục mất giá, đến nay, sau hơn 1 tháng xảy ra chiến sự giữa Nga và Ukraine, đồng Rúp đã dần quay lại “quỹ đạo” ổn định như trước khi chiến sự nổ ra.

Theo số liệu do Yahoo Finance ghi nhận lúc 18h chiều nay (31/3, giờ Hà Nội), giá trị đồng Rúp đã trở về mốc khoảng 81 RUB đổi một USD, tương đương ghi nhận vào ngày 24/2, thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng.

G7 không đồng ý thanh toán khí đốt bằng Rúp cho Nga

Đồng Rúp đã quay lại vùng giá trước khi chiến sự nổ ra.

Đồng Rúp đã quay lại vùng giá trước khi chiến sự nổ ra.

Tờ Washington Post nhận định, ngoài đồng Rúp, hệ thống ngân hàng của Nga dường như cũng đã dần trở lại hoạt động ổn định hơn, khi hoạt động rút tiền hoảng loạn của khách hàng giảm đáng kể.

Xoay quanh việc đồng nội tệ của Nga phục hồi, nhiều ý kiến trái chiều đã xuất hiện. Trả lời Reuters, Natalia Orlova, nhà kinh tế trưởng tại Alfa Bank đánh giá đợt hồi phục này của đồng Rúp có thể chỉ trong ngắn hạn: “Đồng Rúp hiện được thúc đẩy bởi các công ty tập trung vào xuất khẩu có nghĩa vụ bán ngoại tệ cũng như thanh toán thuế hàng tháng và cuối quý để thúc đẩy nhu cầu đối với đồng Rúp, trong khi hoạt động của các nhà nhập khẩu ở mức thấp”.

"Điều này đã tạo ra sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ do cung ngoại tệ về cơ bản vượt quá cầu và do đó dẫn đến sự ổn định của tỷ giá ... Tôi thấy việc tăng tỷ giá đồng Rúp hiện tại chỉ là tạm thời", Orlova nói.

Tuy nhiên, Sberbank CIB cho biết đồng Rúp có thể tiếp tục vững chắc cho đến khi ngân hàng trung ương bắt đầu nới lỏng kiểm soát vốn.

Trên thị trường liên ngân hàng, đồng Rúp được giao dịch ở mức khoảng 83 so với đồng USD. Các ngân hàng rao bán Euro với giá 91,25 Rúp và mua với giá 95 Rúp.

Nhận định về về vấn đề tăng giá của đồng Rúp trong thời gian ngắn, một chuyên gia cho rằng đây chỉ là đợt tăng “ảo”. Vị này cho rằng với việc phong tỏa tài chính khiến thương mại quốc tế của Nga sụt giảm kéo theo nhu cầu sử dụng ngoại tệ giảm theo. “Vì vậy, tỷ giá đồng Rúp tăng không phản ánh thực tế sự phục hồi của nền kinh tế Nga”, vị chuyên gia cho biết. Về việc Nga gây sức ép lên các nước châu Âu “thiếu thân thiện” phải thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng Rúp, vị chuyên gia này đây chỉ là biện pháp tạm thời, giúp đẩy giá đồng nội tệ lên. Bởi thực chất các quốc gia vẫn sẽ dùng Euro để mua Rúp của Ngân hàng Trung ương Nga thay vì thanh toán trực tiếp bằng Euro. Về cuối ngày, Nga sẽ thu thêm ngoại tệ là Euro nhưng trước các lệnh trừng phạt, gia tăng ngoại tệ không có ích lợi gì trong thời điểm hiện tại.

Tuần này, đồng Rúp đã nhận được một số hỗ trợ từ vòng đàm phán Nga-Ukraine gần đây tại Istanbul, nơi phái đoàn Nga hứa sẽ giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh thủ đô Kiev của Ukraine. Bên cạnh đó, với sắc lệnh mua khí đốt bằng đồng Rúp của Nga, nhiều khả năng đồng Rúp sẽ tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định trong ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Đồng rúp bốc hơi mạnh, Nga tăng lãi suất đột biến lên 20%

    16:36, 28/02/2022

  • Nga quyết củng cố quyền lực bằng đồng rúp kỹ thuật số

    06:00, 23/01/2021

  • Nga tăng tốc triển khai đồng rúp kỹ thuật số

    05:40, 22/01/2021

NGUYỄN LONG