Thời “tiền rẻ” đã qua
Nhiều chuyên gia cho rằng, tuy lãi suất cho vay chưa tăng, song các ngân hàng đứng trước áp lực lớn và doanh nghiệp cũng phải xác định thời kỳ tiền rẻ đã qua.
>> Thời tiền dễ
Trong kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình tuân thủ tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các TCTD; sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết.
Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung quy định nói trên, các NHTM vẫn sẽ đứng trước áp lực đẩy mạnh huy động vốn dài hạn.
Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đang theo xu hướng nhích tăng. Nhiều NHTM quy mô lớn, như SCB, MSB, Techcombank… đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm lên trên 7-7,6%/năm. Theo đó, việc tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài không còn là câu chuyện của các ngân hàng nhỏ. Liệu đây có phải là tác động dây chuyền của việc các ngân hàng nhỏ trước đó châm ngòi hút huy động bằng cách tăng lãi suất, dẫn đến các ngân hàng lớn hơn cũng phải tăng lãi suất để giữ thanh khoản hay không, và dây chuyền này có biến thành một cuộc đua huy động vốn trong hệ thống hay không?
Điều này chưa được khẳng định, song rõ ràng, các ngân hàng sẽ phải vừa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, vừa phải giảm chi phí để hạ lãi suất theo yêu cầu NHNN, đồng thời phải “chiều lòng” khách gửi tiết kiệm trong hệ thống.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia ngân hàng, nhận định: Hiện lãi suất huy động đều đã tăng, nhưng lãi suất cho vay không thể tăng được nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. NIM của hệ thống ngân hàng năm nay không được cao như 2 năm vừa qua và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó, các ngân hàng sẽ phải tìm kiếm lợi nhuận qua kênh dịch vụ, chuyển đổi số hay tiết kiệm chi phí,…
Có thể bạn quan tâm