“Gót Asin” của EVF
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance, HoSE: EVF) hiện vẫn chủ yếu dựa vào mảng đầu tư tài chính, mà chưa phát huy được tối đa lợi thế của mảng kinh doanh chính: tài chính tiêu dùng.
Nhà đầu tư nào đang “mê” thị trường tài chính tiêu dùng Việt?
EVF vẫn còn nhiều lợi thế trong bối cảnh thị phần tài chính tiêu dùng vẫn chủ yếu thuộc về một vài ông lớn.
Lãi nhờ chứng khoán
Mới đây, EVF đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021 tích cực. Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, EVF cho vay khách hàng tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16.849,9 tỷ đồng. Tổng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của EVF đạt 1.771,5 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp ghi nhận 411,6 tỷ đồng, vượt 28,6% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm. Lợi nhuận sau thuế EVF đạt hơn 330 tỷ đồng, tăng 44,7% so với năm trước.
Theo giải trình của EVF, biến động tích cực của kết quả kinh doanh năm qua là nhờ tăng trưởng hoạt động tín dụng làm cho thu nhập lãi và thu nhập lãi thuần tăng, dẫn đến thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng.
Tuy nhiên trên thực tế, EVF có kết quả tích cực còn nhờ lãi thuần từ chứng khoán đầu tư, đây mới là mục đạt tỷ lệ phần trăm tăng trưởng vượt bậc tới 434%, tương đương đóng góp 93.026 triệu đồng. Bên cạnh đó là lãi thuần từ các hoạt động khác (tăng 163%) và thu nhập từ góp vốn mua bán cổ phần (tăng 1144%), tương đương 9.868 triệu đồng.
Rà soát hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng
Có thể nói EVF là một điển hình trong số không ít doanh nghiệp trên thị trường đã đạt thu nhập từ đầu tư tài chính tích cực, bù đắp cho thu nhập từ lĩnh vực kinh doanh chính không hoàn toàn là trụ đỡ.
Ngày 4/3/2022, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực - EVN Finance (mã chứng khoán EVF - sàn HOSE) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2020.
Thách thức khi đẩy mạnh cốt lõi
EVF là một trong 2 công ty thuộc ngành tài chính tiêu dùng có mặt trên sàn niêm yết, cùng với VietCredit (TIN), song cả 2 công ty này có thị phần tín dụng tiêu dùng thấp hơn nhiều so với các ông lớn đầu ngành đang chiếm tới 80% miếng bánh thị trường là Fe Credit, HD SAISON và Home Credit.
Dựa vào quy mô vốn, tổng tài sản của EVF khá lớn so với các công ty, trừ Fe Credit. Chẳng hạn so với HD SAISON chỉ có tổng tài sản 14,1 nghìn tỷ đồng (gần bằng 1/2 của EVF), dư nợ cho vay thấp hơn (13,376 nghìn tỷ đồng), nhưng HD SAISON lại đạt hiệu quả kinh doanh rất cao so với mọi công ty tài chính bao gồm EVF. Lãi trước thuế của HD SAISON năm 2021 là 1.001 tỷ đồng, vượt qua FE Credit, do FE Credit chỉ lãi 610 tỷ đồng năm 2021 sau khi trải qua liên tiếp 2 quý thua lỗ và cao hơn 2,5 lần lãi của EVF.
Nếu như HD SAISON đã nhiều năm là “trùm” cho vay mua xe máy, nắm tới 1/3 thị phần trên thị trường, hay Fe Credit được xem là rất bạo tay cho vay tiêu dùng tiền mặt, hay VietCredit cũng rất sắc bén trong mảng Thẻ Vay…, thì EVF gắn với cổ đông lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lẽ ra phải có lợi thế về “tệp khách hàng” từ điện lực nhưng lại chưa thực sự khai thác hiệu quả.
Một chuyên gia cho rằng, nếu không có “mảng, miếng” riêng, cứ hoạt động “chung chung” thì những doanh nghiệp như EVF dù có quy mô, tài sản lớn cũng khó bật lên, đặc biệt khi thị trường đã và đang xuất hiện lực cạnh tranh ngày càng lớn từ SMBC tại FeCredit; Krungsi tại SHB Finance; Mirae Asset Finance, Shinsei Bank tại MB Shinsei…
Có thể bạn quan tâm