Tài sản đảm bảo vẫn khó đảm bảo trái phiếu

LÊ MỸ 12/05/2022 14:00

Dù trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo (TSĐB), nhưng khó đảm bảo quyền lợi trái chủ khi doanh nghiệp gặp rủi ro.

>> Lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Tiền phòng, hậu kiểm”

Dự thảo lần 5 Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020 đưa ra quy định về TSĐB, khiến các doanh nghiệp lo lắng khó đáp ứng và khó có cơ hội huy động vốn.

 Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2022.

Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2022.

Nhiều điều kiện ngặt nghèo

Dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định 153/2020 quy định nhà phát hành phải đảm bảo tổng dư nợ vay trái phiếu tại thời điểm phát hành không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu theo BCTC quý gần nhất; có KQKD của năm liền kề trước năm phát hành có lãi và không có lỗ lũy kế theo BCTC được kiểm toán về TSĐB với trái phiếu…

Về phía nhà đầu tư, dự thảo cũng quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân chỉ được mua trái phiếu riêng lẻ do công ty đại chúng phát hành và phải có TSĐB hoặc bảo lãnh thanh toán.

Ngoài ra, quy định về TSĐB đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Bởi lẽ, đây là nút thắt khiến họ không tiếp cận được vốn tín dụng, đồng thời cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp áp dụng trong thực tế đối với nhiều loại hình, dự án.

Khó đảm bảo rủi ro

Một chuyên gia dẫn chứng từ câu chuyện của Tân Hoàng Minh để thấy việc doanh nghiệp có tài sản (không phải để đảm bảo cho chính lô trái phiếu đã phát hành và đã bị hủy), nhưng một khi doanh nghiệp “có chuyện”, muốn xử lý tài sản để hoàn tiền cho nhà đầu tư, thì cũng không dễ xử lý được ngay.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính, nhiều doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với TSĐB là cổ phiếu; song nếu rủi ro phát lộ, thì giá cổ phiếu cũng sẽ bốc hơi giá trị, không thể đảm bảo rủi ro.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo, dự án BOT, có tổng vốn đầu tư thường lớn, nhưng giá trị TSĐB chính là tài sản hình thành trong tương lai. Dòng tiền thu được rất nhỏ giọt và kéo dài, khó đảm bảo trái phiếu.

Ngoài ra, một Luật sư cần lưu ý thêm, nếu một doanh nghiệp đã bị tòa mở thủ tục phá sản, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển nhượng tài sản hoặc thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ… đều bị cấm.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng thay vì siết quá chặt và quá chú trọng đến các điều điều kiện phát hành trái phiếu, điều kiện về TSĐB, việc làm sao để minh bạch thông tin và tạo tính chuyên nghiệp trong đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp mới là điều kiện cần.

Có thể bạn quan tâm

  • Thiết kế chính sách phù hợp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    Thiết kế chính sách phù hợp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    05:30, 10/05/2022

  • Nhận diện trái phiếu trên thị trường còn “vàng thau lẫn lộn”

    Nhận diện trái phiếu trên thị trường còn “vàng thau lẫn lộn”

    05:15, 09/05/2022

  • Cải thiện lòng tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    Cải thiện lòng tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    15:30, 07/05/2022

  • TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Trái phiếu doanh nghiệp – Siết sao để không “thít”?

    TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Trái phiếu doanh nghiệp – Siết sao để không “thít”?

    05:30, 07/05/2022

  • Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt phát hành trái phiếu

    Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt phát hành trái phiếu

    03:00, 07/05/2022

LÊ MỸ