Nghịch lý ở FTM

LÊ MỸ 16/05/2022 11:00

Mong muốn vươn tới sự hoàn hảo, gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành và đẩy mạnh doanh thu, song Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) vẫn chìm ngập trong khó khăn, thua lỗ.

>> Dệt may, giày dép Việt Nam và “bài toán” nguyên phụ liệu

FTM liên tục lỗ ròng trong nhiều quý vừa qua

FTM liên tục lỗ ròng trong nhiều quý vừa qua

Hành trình “đưa thương Dieenx1100 (Fortex) và dệt may Việt Nam ngày một vươn xa” đã có sự đứt gãy khi ngày 16/5, công ty này sẽ phải rời sàn HoSE bắt buộc do đã có 13 quý liên tiếp thua lỗ.

Bước thụt lùi sâu

Báo cáo thường niên 2021, Chủ tịch HĐQT FTM Lê Mạnh Thường chia sẻ với các cổ đông và nhà đầu tư khi nhìn lại 2021 rằng: “Kiên trì với định hướng cốt lõi phát triển bền vững và sẵn sàng đổi mới, FTM tiếp tục theo đuổi “vươn tới sự hoàn hảo”, đưa ra những sản phẩm giảm thiểu tác động đến môi trường, ứng dụng công nghệ trong quản trị sản xuất, hướng đến một doanh nghiệp số và nền kinh tế số, mang lại lợi ích cao nhất và lâu dài cho cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, CBCNV và cộng đồng.

Điều đáng ngạc nhiên là dù nắm lợi thế cạnh tranh lớn và vẫn là một trong những nhà sản xuất sợi Cotton hàng đầu Việt Nam, nhưng ngoại trừ các quý kinh doanh gần nhất có chịu tác động của COVID-19 và giá nguyên liệu tăng cao, thì kể cả ở những quý không chịu tác động này, FTM vẫn kinh doanh thua lỗ.

Bên cạnh đó, thêm một nghịch lý khác nữa là dù thua lỗ liên tiếp, FTM lại vẫn có tăng trưởng doanh thu rất cao. Điển hình như nếu không tính kết quả vừa mới công bố của quý I/2022 ghi nhận doanh thu thuần giảm, thì năm 2021, doanh thu thuần của FTM đạt 231,672 tỷ đồng, tăng trưởng tới 184,95% so với 2020, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt âm.

47,47 tỷ đồng là khoản lỗ ròng của FTM trong quý 1/2022, đây là quý thua lỗ thứ 13 liên tiếp của FTM.

Nghi ngờ hoạt động liên tục

Trên thực tế, nợ là một trong những vấn đề lớn kéo tụt mọi khả năng vươn xa của FTM. Nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) của FTM ghi nhận tỷ lệ 14,5972, tăng gấp hơn 3,8 lần so với 2020. Gánh nặng tài chính và khả năng thanh toán nợ khiến FTM đều âm các chỉ số sinh lời.

Báo cáo kiểm toán độc lập 2021 của AVA đối với FTM theo đó ngoại trừ: “Trong năm 2021, Công ty phát sinh khoản lỗ trên BCTC là: 224.158.167.384 đồng; Các khoản vay Ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền: 602.487.278.506 đồng tại thuyết minh số 20 và lãi vay quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền: 413.493.049.447 đồng tại thuyết minh số 18. Đồng thời, COVID- 19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuôc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty. Các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty”.

Lãi vay dài hạn của FTM có nhiều khoản “kế thừa” từ các khoản nợ của CTCP Tập đoàn Đại Cường. Cùng với đó, rất tréo nghoe là FTM cũng phải “tài trợ” cho Đại Cường vay qua nhiều hợp đồng khác nhau, lãi suất từ 9% và không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, Bất động sản New City, một thành viên của Đại Cường, cũng là đối tượng mà FTM có khoản phải thu ngắn và dài hạn. Được biết, CTCP Đại Cường đã góp vốn vào FTM từ 2015 với tổng giá trị góp vốn là 704,4 tỷ đồng và các khoản vay tài trợ tài sản cố định góp vốn với tổng số dư góp vốn là 424,4 tỷ đồng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng

    Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng "bình thường mới"

    04:00, 29/04/2022

  • Doanh nghiệp dệt may gặp nhiều

    Doanh nghiệp dệt may gặp nhiều "sóng lớn"

    00:45, 31/03/2022

  • Xu thế “xanh hóa” ngành dệt may

    Xu thế “xanh hóa” ngành dệt may

    11:00, 23/03/2022

  • Triển vọng ngành dệt may năm 2022

    Triển vọng ngành dệt may năm 2022

    04:00, 10/01/2022

LÊ MỸ