Thách thức huy động vốn bằng trái phiếu nhìn từ FCN

DƯƠNG THUỲ 05/07/2022 05:30

Với tình hình kinh doanh thua lỗ, liệu FCN - Công ty Cổ phần FECON có phát hành thành thành công lô trái phiếu phục vụ cho kinh doanh trong thời gian tới?

>>Cổ phiếu FECON tăng, lãnh đạo chốt lời

FCN tiếp tục thua lỗ trong quí 1/2022

FCN tiếp tục thua lỗ trong quí 1/2022

Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công trình ngầm và lấn sân sang một số dự án bất động sản (BĐS) và điện gió, năm 2021 tuy đạt được nhiều cột mốc lớn nhưng tình hình kinh doanh của FCN lại không được tốt như các năm trước. Năm 2021 doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế  hợp nhất của FCN ghi nhận trong năm lần lượt là 3.484 tỷ đồng (tăng 10% cùng kỳ) và 71 tỷ đồng (giảm 47% so với cùng kỳ). Vốn điều lệ của FCN đạt 1.574 tỷ đồng cùng tổng tài sản đạt 7.496 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng chỉ đạt 13,5%, thấp hơn so với các năm trước. Năm 2021 mức lợi nhuận FCN ở mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FCN cho biết, do tác động kép của đại dịch và bão giá nguyên vật liệu khiến nhiều dự án của FCN bị chậm triển khai; Đặc biệt là Dự án đường sắt đô thị số 3 Hà Nội (Metro Line 3). Bên cạnh đó, việc giải ngân đầu tư công còn chậm ảnh hưởng lớn đến các dự án hạ tầng của công ty. Việc thu hồi công nợ chậm đã làm phát sinh chi phí tài chính và khó khăn dòng tiền cho doanh nghiệp.

Trong những năm qua, ngoài vốn vay, FCN cũng là doanh nghiệp tăng vốn bằng cách thưởng cổ phiếu, phát hành cho CBNV và phát hành trái phiếu chuyển đổi. Ngày 10/06, FCN công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2022 lần 1.

Theo phương án, FCN muốn phát hành tối đa 150.000 trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Tổng mệnh giá lên đến 150 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trái phiếu có thời hạn 18 tháng, lãi suất cố định 11%/năm. Theo đó, toàn bộ số tiền thu được dùng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ phải thanh toán khi triển khai các hợp đồng thi công.

Tính từ đỉnh cổ phiếu FCN mất 1/2 thị giá, nhiều nhà đầu tư thua lỗ

Tính từ đỉnh cổ phiếu FCN mất 1/2 thị giá, nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Đóng cửa phiên giao dịch ngày  4/7, thị giá FCN còn 12.600 đồng/cp

Tuy nhiên báo cáo tài chính mới công bố, trong 3 tháng đầu năm 2022, FCN chỉ ghi nhận doanh thu thuần gần 502 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Theo Công ty, nguyên nhân chủ yếu do tiến độ triển khai một số dự án lớn chậm hơn dự kiến nên ảnh hưởng đến tiến độ chào thầu, ký kết hợp đồng, khiến sản lượng thi công ở mức thấp, doanh thu suy giảm. Mặt khác, giá vốn giảm chậm hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 16%, còn 88 tỷ đồng.

Bất lợi của FCN trong quý đầu năm không chỉ đến từ doanh thu mà còn do chi phí lãi vay tăng cao. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng 61%, lên hơn 46 tỷ đồng. Chi phí lãi vay phát sinh thêm chủ yếu đến từ đơn vị thành viên là Công ty Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng khi dự án điện gió này đi vào vận hành thương mại cuối tháng 10/2021. Do vậy, FCN báo lỗ ròng hơn 7 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2022, trong khi cùng kỳ lãi hơn 18 tỷ đồng. Cùng với sự trồi sụt của TTCK, thị trường trái phiếu riêng lẻ bị siết lại mà mới đây nhiều doanh nghiệp đã phải huỷ các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ qua kênh TTCK, cộng thêm bản thân doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh thua lỗ, các chuyên gia dự đoán khả năng đợt phát hành của FCN sẽ không thành công. 

Có nên đầu tư dài hạn cổ phiếu FCN?

Có một yếu tố là hiện nay FCN nằm trong nhóm nhà đầu tư công, khối có thể được xem là hưởng lợi từ chương trình phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 của quốc gia. Tuy nhiên, đánh giá về nhóm này, các công ty chứng khoán cho rằng, hiện tiến độ giải ngân đầu tư công chưa đạt kỳ vọng. Trong 5 tháng đầu năm 2022, tình hình giải ngân đầu tư công gặp nhiều trở ngại, chưa đạt kế hoạch và kỳ vọng từ Chính phủ. Theo báo cáo số 4257/BTC-ĐT ngày 12/05/2022 của Bộ Tài chính, đối với giải ngân đầu tư công tính đến hết 30/04/2022 chỉ đạt 85.712 tỷ đồng, tương đương 14,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 83.234 tỷ đồng và vốn nước ngoài là 2.177 tỷ đồng, lần lượt đạt 21,63% và 6,26% kế hoạch. Ước tính đến 31/05/2022, giải ngân vốn đầu tư công đạt 117.937 tỷ đồng, đạt 20,45% kế hoạch.

Trong những năm trước, tỷ lệ giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm rơi vào khoảng 22%–26%, vì thế tỷ lệ hiện tại đang ở mức thông thường như mọi năm. Thị trường bất động sản nhà ở trầm lắng trong thời gian hơn 1 năm vừa qua, cộng với nguồn cung sơ cấp hạn chế khiến thị trường xây dựng càng trở nên khó khăn. Điều tưởng có lợi nhưng lại đang trở thành thách thức lớn của FCN trong thời gian tới, nếu kết quả kinh doanh không cải thiện và doanh nghiệp không tận dụng được hoạt động thúc đẩy đầu tư công của nền kinh tế. Theo đó, khả năng cổ phiếu FCN sẽ quanh vùng giá đáy trung hạn như hiện nay vẫn còn kéo dài…

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7, cổ phiếu FCN chỉ còn 12.900 đồng/cp. Nếu tính từ đỉnh nhà đầu tư thua lỗ mất 50% giá trị cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công: Cần tập trung xử lý vấn đề GPMB

    Gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công: Cần tập trung xử lý vấn đề GPMB

    03:50, 30/06/2022

  • Quảng Bình thành lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    Quảng Bình thành lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    06:16, 23/06/2022

  • Quy trình trong đầu tư công làm tắt sẽ vi phạm pháp luật

    Quy trình trong đầu tư công làm tắt sẽ vi phạm pháp luật

    20:06, 04/06/2022

DƯƠNG THUỲ