Lợi nhuận quý 2/2022: Ngành tăng trưởng, ngành thụt lùi
Mùa kết quả kinh doanh quý 2/2022 nhiều doanh nghiệp ở những nhóm ngành lớn, đang niêm yết trên cả HOSE, HNX và UPCOM có tăng trưởng lạc quan.
Đầu tư thế nào trong mùa báo cáo tài chính?
Đến ngày 26/07/2022, 590 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, tương ứng với 34,2% tổng số cổ phiếu và 28,3% tổng vốn hóa toàn thị trường. Đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty đã công bố kết quả tăng lần lượt 25,3% và 17,9% so với cùng kỳ trong Quý 2/2022. Lợi nhuận toàn thị trường Quý 2/2022 giảm so với báo cáo trước do HPG thông báo lợi nhuận ròng giảm mạnh 58,7% so với cùng kỳ...
Nhóm doanh nghiệp tăng tốc
Nhóm doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như dệt may, thủy sản… đã hoạt động bình thường trở lại, không bị gián đoạn trong thời gian và tiếp tục phục hồi. Trong đó, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và mở rộng công suất có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý II/2022.
Đối với ngành thủy sản, các doanh nghiệp đầu ngành như tôm và cá tra như MPC, VHC, FMC, ANV… tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá bán. Đơn cử, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 118,6 triệu USD (tkhoảng 2.728 tỷ đồng), tăng 136% và lợi nhuận dự kiến tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Vận tải biển cũng là ngành duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong quý II/2022. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Tổng Công ty Vận tải biển dầu khí - PVT đạt khoảng 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 500 tỷ đồng, các chỉ tiêu này lần lượt tăng 14% và giảm 12% so với cùng kỳ 2021....
Ngành du lịch cũng phục hồi khi Việt Nam mở cửa toàn bộ các đường bay quốc tế. Việc giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập cảnh và đẩy mạnh quảng bá các hoạt động du lịch được kỳ vọng sẽ giúp ngành du lịch và hàng không hồi phục mạnh mẽ sau 2 năm đóng băng vì COVID-19... Có thể nói, nhiều nhóm doanh nghiệp duy trì được đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, đó là những nhóm ngành trực tiếp được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế.
Không ít doanh nghiệp lao dốc lợi nhuận
Với Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), công ty vừa công bố báo cáo tài chính Quý II/2022, theo đó đạt doanh thu 37.714 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.023 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HPG đã ghi nhận 82.118 tỷ đồng doanh thu và 12.229 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm.
Trong quý II, mặc dù thị trường nguyên liệu trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhưng sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng của HPG đạt 1,8 triệu tấn, trong đó có gần 380.000 tấn thép xây dựng xuất khẩu….
Hé lộ nhiều doanh nghiệp lỗ ròng vì đầu tư chứng khoán
Với Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 1.400 tỷ đồng, giảm 67% so với năm trước, cho dù doanh thu vẫn ổn định do giá bán bình quân đã tăng trước đó. Theo đó, sản lượng tiêu thụ ước giảm 12,7% xuống 1,96 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu giảm 26% so với mức đỉnh năm 2021, trong khi doanh số bán hàng trong nước có thể tăng 6%.
Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã NKG), lợi nhuận sau thuế năm 2022 dự báo giảm 39% so với năm 2021 về mức 1.350 tỷ đồng. Nhìn vào quy mô doanh nghiệp, mặt bằng lợi nhuận của những doanh nghiệp này vẫn cao, nhưng nếu so sánh với kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp thì xu hướng giảm là rõ nét.
Với nhóm công ty chứng khoán, qua báo cáo quý 2/2022 cho thấy một loạt công ty ghi lỗ: Chứng khoán Bảo Minh lỗ 165 tỷ đồng; Chứng khoán APG lỗ 106 tỷ đồng; Chứng khoán Thiên Việt lỗ gần 57 tỷ đồng…
Trong đó, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) báo lỗ sau thuế quý 2/2022 gần 300 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là bị lỗ từ các tài sản tài chính lên 309,5 tỷ đồng do đầu tư vào các cổ phiếu gồm GEX, TCB, PET, PMC, SIP và các cổ phiếu khác.
Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS) cũng báo lỗ trước thuế 161,2 tỷ đồng trong quý 2/2022. Một trong những nguyên nhân là công ty bán ra danh mục gồm cổ phiếu và trái phiếu bị lỗ lên đến 367,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính công bố, Rồng Việt báo lỗ quý 2/2022 là 233,8 tỷ đồng và lũy kế 6 tháng đầu năm nay bị lỗ 128,7 tỷ đồng. Danh mục cổ phiếu đầu tư của Rồng Việt là các cổ phiếu như DBC, TCB, CTG, HPG, HSG, ACB… đã giảm mạnh so với đỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Ngân hàng Bản Việt: Lợi nhuận 6 tháng đầu 2022 tăng trưởng tốt so với cùng kỳ
16:15, 27/07/2022
Hòa Phát ghi nhận 12.229 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm
15:57, 26/07/2022
ABBANK đạt 1.632 tỷ đồng lợi nhuận sau 6 tháng, hoàn thành 53% kế hoạch năm
12:59, 26/07/2022
Phát Đạt tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ấn tượng
11:18, 25/07/2022