An Tín Logistics – Đổi mới công nghệ biến thách thức thành cơ hội
Xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, Việt Nam đang trên đà trở thành trung tâm logistics, trung chuyển hàng hóa quốc tế mới của thế giới.
>>>IFC công bố hợp tác đầu tư với Tập đoàn An Phát Holdings
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực này đang tích cực thay đổi để bắt nhịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành logistics thế giới.
Cơ hội và thách thức
Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một cầu nối quan trọng giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam, với khả năng kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu và cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế.
Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16%/năm, quy mô 40-42 tỷ USD/năm. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.
Năm 2023 dự báo sẽ là một năm tiềm năng cho thị trường logistics ở Việt Nam. Theo đánh giá của Agility năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.
Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng là một đối tác thương mại quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Sự gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do và các liên minh kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp logistics mở rộng hoạt động và phát triển quan hệ đối tác quốc tế. Điều này đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ logistics để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa và phân phối nội địa.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đang được mở ra, ngành logistics Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều điểm bất lợi, như: chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc mở rộng thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…
Bắt nhịp chuyển đổi số
Nắm bắt được xu hướng tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên vận An Tín (An Tín Logistics), thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển dịch vụ vận tải logistics chuyên nghiệp.
Trên nền tảng 20 năm kinh nghiệm trong ngành logistics, An Tín Logistics đã nhận ra tầm quan trọng của công nghệ trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành và tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Theo doanh nghiệp này, ứng dụng công nghệ số hóa là mục tiêu sống còn để có thể cắt giảm chi phí dịch vụ hậu cần, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Do đó, An Tín Logistics đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển phần mềm mới: APH delivery, TTS. Các phần mềm này giúp quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến, lập kế hoạch vận chuyển, quản lý đơn hàng, quản lý đối tác.
Với năng lực vận chuyển 10 - 12 triệu teus/năm, sở hữu mạng lưới rộng khắp cùng hệ thống đại lý tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng tàu uy tín nhưng Maersk, Yang Ming, Cosco Shipping, Evergreen, HMM, KMTC…, An Tín Logistics cũng đã thay đổi trong cách thức cung cấp dịch vụ, mạnh dạn triển khai dịch vụ Door-to-door (một dịch vụ vận tải - thủ tục hải quan trọn gói, từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng) và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
“Với dịch vụ door-to-door, hàng hóa sẽ không bị vỡ, hỏng, mất mát hoặc nhầm lẫn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kết nối kinh doanh toàn cầu. Khi khách hàng cần bất kì sản phẩm nào ở Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng kết nối khách với đối tác và hỗ trợ khách ở mọi dịch vụ như: kiểm hàng, sắp xếp kho bãi...” bà Đặng Thị Quỳnh Phương – Phó Tổng Giám đốc An Tín Logistics cho biết.
An Tín Logistics đảm nhận vai trò chính trong việc vận chuyển hàng hóa từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp đến các thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới. Hệ thống vận tải biển, hàng không, đường bộ và đường sắt cùng với các dịch vụ quản lý kho và giao nhận đảm bảo việc hàng hóa có thể di chuyển một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Việc triển khai các công nghệ tiên tiến này đã mang lại nhiều lợi ích cho hãng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu suất và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt trong ngành logistics.
Trong thời gian tới, chiến lược của An Tín Logistics là mở rộng thị trường vận tải quốc tế, thành lập các văn phòng đại diện trên thế giới tập trung vào các thị trường chủ chốt là Mỹ, Trung Quốc và châu Âu…Bên cạnh đó, An Tín Logistics sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới cho dịch vụ vận tải – logistics của mình đáp ứng những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Liên vận An Tín (An Tín Logistics) Website: https://antinlogistics.com/ - Hotline tư vấn: +84 220 3755 456 Email: info@antinlogistics.com |
Có thể bạn quan tâm
Công ty khởi nghiệp FLUX của Nhật Bản phát triển nền tảng AI không cần mã
10:33, 23/06/2023
28/06: Diễn đàn phát triển nông nghiệp Việt Nam 2023: Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững
15:38, 20/06/2023
Ninh Thuận phát triển du lịch qua Lễ hội nho - vang năm 2023
02:30, 13/06/2023