HND xoay xở đầu vào
Dù tăng trưởng lợi nhuận trong quý 3/2023, nhưng Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) vẫn đang đối mặt với thách thức thiếu nguyên liệu đầu vào.
>>>Nhóm cổ phiếu điện than "hết thời" được ưu ái
Trước thực trạng này, HND đã và đang xoay xở tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu từ trong nước và nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Lãi nhờ giá than giảm
HND vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với doanh thu thuần đạt 2.884 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 3, giá vốn giảm mạnh hơn giúp lợi nhuận gộp của HND tăng mạnh 138% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 253 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện rõ rệt từ mức 3,5% trong quý 3/2022 lên mức 8,8% trong quý 3 vừa qua. Sau khi trừ chi phí, HND lãi ròng gần 192 tỷ đồng, tăng 373% so với quý 3/2022, chủ yếu nhờ giá than giảm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, HND ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.822 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 561 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp này đã thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và gần hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm là 566 tỷ đồng.
>>>Quy hoạch Điện VIII: Dự kiến bỏ 14.120MW nhiệt điện than
Mặc dù vậy, theo BVSC, sản lượng điện của HND ước tính chỉ hoàn thành 91% kế hoạch năm do tình hình thiếu than đã ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy. Giá than đầu vào trung bình của HND tăng khoảng 8%, do Công ty đã phải sử dụng nguồn than trộn 100% kể từ giữa năm 2022. Ngoài ra, tỷ lệ than mà HND tự nhập khẩu chiếm khoảng 15% tổng nhu cầu than của Công ty trong năm nay nhưng EVN sẽ chỉ thanh toán tối đa theo mức giá bán than của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc…
561 tỷ đồng là lãi ròng 9 tháng đầu năm 2023 của HND, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thách thức không nhỏ
Nguồn nguyên liệu là yếu tố sống còn của HDN, nhưng luôn trong tình trạng thiếu hụt. Do đó, để duy trì nguồn nguyên liệu, HDN đang tìm kiếm nhiều nguồn để hạ giá thành đầu vào nguyên liệu. Được biết, HND đã được nhận bổ sung 100 nghìn tấn than từ Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), do tổ máy 6 của PPC chưa hoạt động trở lại như kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, HND cũng đang gấp rút chuẩn bị các bước mời thầu để tiến hành nhập khẩu 500 nghìn tấn than về bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh…
Theo TKV, năng lực sản xuất của tập đoàn chỉ đáp ứng được 40 – 45% tổng nhu cầu than trong nước. Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII định hướng cắt giảm dần điện than trong cơ cấu nguồn phát, tiến tới loại bỏ điện than hoàn toàn vào năm 2050. Đây là thách thức lớn cho HND nếu không đẩy mạnh chuyển hướng hoạt động trong dài hạn.
Mặc dù gặp khó khăn trong tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nhưng HND được dự báo vẫn đạt tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện khoảng 7 - 9%/năm trong các năm tiếp theo, đặc biệt khi miền Bắc dự báo sẽ tiếp tục gặp rủi ro thiếu điện từ nay đến 2025. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo khả năng phát từ nguồn thủy điện sẽ giảm, tạo điều kiện tăng sản lượng huy động và giá bán cho nhóm ngành nhiệt điện.
Về công suất nguồn, HND dự kiến sẽ được bổ sung thêm 2.632 MW trong năm 2023, nâng tỷ trọng điện than từ 33% lên 34% trong cơ cấu nguồn phát. Về sản lượng huy động, điện than chiếm tỷ trọng cao nhất 45,3% trong năm 2023 và kỳ vọng tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu điện, đặc biệt khi khu vực miền Bắc bước vào mùa cao điểm nắng nóng.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển nhiệt điện khí LNG tại Việt Nam thiếu khả thi?
05:00, 08/08/2023
Hiện thực hóa mục tiêu nhiệt điện LNG theo quy hoạch điện VIII: Cách nào?
13:00, 26/06/2023
EVN làm rõ việc "thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện"
13:00, 16/06/2023
Nhiệt điện hoạt động hết công suất để đưa dòng điện lên hệ thống điện quốc gia
14:40, 13/06/2023