VCCI: Nên làm rõ tiêu chí và yêu cầu của thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan

Ngọc Hà 01/06/2019 15:00

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quy định về tiêu chí và yêu cầu của Thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh tại mục e Điều 5 của Dự thảo.

Đó là một trong những nội dung góp ý của VCCI về Dự thảo Thông tư ban hành các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục quá cảnh hàng hoá, quản lý bảo lãnh hướng dẫn Nghị định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, mới đây.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quy định về tiêu chí và yêu cầu của Thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh tại mục e Điều 5 của Dự thảo.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quy định về tiêu chí và yêu cầu của Thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh tại mục e Điều 5 của Dự thảo. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Liên quan đến quy định về việc công bố chuẩn dữ liệu và thông điệp trao đổi thực hiện hệ thống quá cảng hải quan ASEAN (ACTS) tại Điều 4 Dự thảo, sau khi ghi nhận ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, VCCI thấy rằng đây là một trong những nội dung quy định rất được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Bởi, đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thiết kế, sản xuất các phần mềm cung cấp cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Luật sở hữu trí tuệ cần tận dụng được các điểm "mờ" có lợi cho số đông

    05:00, 30/05/2019

  • VCCI: Quy định dán nhãn hàng hoá trong quá trình vận chuyển là không phù hợp

    11:04, 25/05/2019

  • Phó Chủ tịch VCCI đề xuất 7 khuyến nghị để cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Lai Châu

    06:02, 24/05/2019

  • Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Cần khuôn khổ pháp lý minh bạch và an toàn trong đầu tư PPP

    12:20, 07/05/2019

  • VCCI: Điều kiện các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo được mua chưa chặt chẽ

    06:00, 05/05/2019

Cũng theo ghi nhận ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, cho thấy mối lo ngại về tình trạng cạnh tranh không bình đẳng có thể xảy ra khi một vài doanh nghiệp biết trước thông tin và sản xuất trước các phần mềm phù hợp.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ hơn về thời điểm, hình thức công khai thông tin về chuẩn dữ liệu và thông điệp trao đổi thực hiện trên hệ thống ACTS để người khai hải quan hoặc các đơn vị sản xuất phần mềm biết, chủ động xây dựng phần mềm đủ điều kiện kết nối với hệ thống ACTS.

Ngoài ra, VCCI cũng cho rằng nên có độ trễ nhất định từ thời điểm công khai chuẩn dữ liệu đến khi vận hành chính thức hệ thống ACTS tại Việt Nam để người khai hải quan có điều kiện lựa chọn, thiết lập hệ thống phần mềm phù hợp.

Liên quan đến nội dung khai báo tỷ lệ tờ khai quá cảnh thực hiện trên hệ thống ACTS, theo Điều 32.2 của Nghị định về điều kiện để doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên, VCCI cho rằng, doanh nghiệp chỉ cần cam kết đủ điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định và cơ quan hải quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

Cụ thể, điều kiện để doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên là tỉ lệ tờ khai quá cảnh thực hiện trên hệ thống ACTS bằng 60% tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong vòng 01 năm tính đến thời điểm đăng ký áp dụng chế độ ưu tiên.

Tuy nhiên, đối với điều kiện về mức sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua hệ thống ACTS tại mục 2, Dự thảo lại yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai: tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN theo từng năm thuộc tất cả các hình thức (có sử dụng ACTS và không sử dụng ACTS), tỉ lệ % số tờ khai sử dụng ACTS trên tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN theo từng năm.

Mặt khác, hàng năm, doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tình hình hoạt động cho Tổng cục Hải quan nên Tổng cục Hải quan là cơ quan đầu mối quản lý dữ liệu của doanh nghiệp và hoàn toàn có thể tự tra cứu được trên hệ thống quản trị của mình.

Từ những phân tích trên VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh sửa quy định theo hướng, doanh nghiệp chỉ cần cam kết đủ điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Điều 32.2 Nghị định và cơ quan hải quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện tại Điều 32.2 thì trả lời doanh nghiệp bằng văn bản. Theo đó, doanh nghiệp nếu không đồng ý với trả lời của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại và cung cấp số liệu để đối chiếu.

Cuối cùng liên quan đến nội dung quy định chỉ tiêu thông tin của thư bảo lãnh phải có: tên, địa chỉ chi nhánh/văn phòng đại diện của ngân hàng tại nước quá cảnh 1, nước quá cảnh 2 (nếu có) và nước đến.

Theo VCCI, việc dự thảo thông tư quy định như vậy có thể hiểu rằng, ngân hàng bảo lãnh tại nước xuất phát phải có chi nhánh, văn phòng đại diện tại tất cả các nước mà hàng hoá quá cảnh đi qua thì thư bảo lãnh đó mới được chấp nhận hay không? Trong trường hợp có nhiều ngân hàng tham gia bảo lãnh tại mỗi nước trên hành trình quá cảnh thì có được chấp nhận không?

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ quy định về tiêu chí và yêu cầu của Thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá quá cảnh tại mục e Điều 5 của Dự thảo.

Ngọc Hà