Phát triển xanh: Giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sau COVID-19

NGỌC LAM 10/05/2022 14:45

Phát triển xanh là giải pháp phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai xa, giúp doanh nghiệp tìm đường ra sau thời gian dài khủng hoảng vì COVID-19.

 >>>Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải điện tử

>>>Kinh tế tuần hoàn - tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững

Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong năm 2021 là 54.960 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm 2020, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Con số này phản ánh phần nào sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 tới tình hình kinh tế nói chung.

Đại diện NS BlueScope Việt Nam chia sẻ về hành trình “xanh hóa” sản xuất của doanh nghiệp với tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050

Đại diện NS BlueScope Việt Nam chia sẻ về hành trình “xanh hóa” sản xuất của doanh nghiệp với tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050

“Rõ ràng đại dịch Covid vừa rồi có hai mặt, gây ra những tổn thất về kinh tế xã hội cũng như nhân mạng, nhưng thực sự mở ra một hướng mới là tái cấu trúc nền kinh tế,” ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM, đánh giá tại Diễn đàn.

Theo đó, trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, việc đầu tư phát triển xanh sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được cam kết, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm với Chính phủ cũng như toàn xã hội, từ đó thu về nhiều lợi ích khác nhau trong dài hạn.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, hoạt động trong ngành sản xuất thép mạ - một ngành vốn có mức tiêu thụ năng lượng lớn, NS Bluescope Việt Nam vẫn tiên phong thực hành “xanh hóa” hoạt động sản xuất từ rất sớm với tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050.

Để hiện thực hóa tham vọng này, NS BlueScope Việt Nam tiến hành từng bước với hành động đầu tiên là thay thế năng lượng hóa thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo và thay thế được. “Đầu tiên chúng tôi tập trung vào nguồn nội lực của mình, cải tiến về mặt công nghệ và nâng cao hiệu suất vận hành bằng những việc làm đơn giản nhất,” vị đại diện NS BlueScope Việt Nam cho biết về hành trình “xanh hóa” sản xuất của doanh nghiệp.

Do đặc thù ngành, các công ty sản xuất thép luôn yêu cầu có các nồi kim loại nóng chảy hoạt động liên tục bất kể có sản xuất hay không. Đây là một nguồn tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2 đáng kể. Nhà sản xuất thép mạ đến từ Úc này đã chọn sắp xếp thời gian sản xuất liền mạch, liên tục để hạn chế thời gian dừng máy khi bảo dưỡng, bảo trì…, từ đó giảm lượng CO2 phát thải.

“Tiếp đó, chúng tôi đầu tư vào các biến tần, cải thiện hệ thống làm mát, hệ thống tự động hóa… cho đến những thứ nhỏ nhất là đèn LED cũng được thay đổi để bảo vệ môi trường hơn,” vị đại diện này chia sẻ.

Kết quả là, chỉ trong vòng 5 năm, doanh nghiệp này đã cắt giảm được khoảng 2.873 tấn CO2 – một con số đáng để ghi nhận. Sau khi cắt giảm thành công lượng phát thải CO2 trong toàn bộ nhà máy, NS BlueScope Việt Nam tiếp tục đầu tư năng lượng tái tạo áp mái để tiến tới mục tiêu giảm 30% chỉ số phát thải carbon trên một đơn vị tấn thép thành phẩm.

Những nỗ lực của NS BlueScope Việt Nam đã được các tổ chức uy tín công nhận. Mới đây, Hội đồng công trình xanh Singapore đã cấp chứng nhận Nhãn xanh cho các dòng tôn cao cấp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp, dân dụng và dành riêng cho sandwich panel của Công ty như: Tôn COLORBOND®, Tôn ZINCALUME®, SUMO™ Antifading, COLORBOND® For Panel, SUMO™ For Panel và BlueScope Zacs®. Được biết, đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ngành thép mạ được nhận chứng nhận này.

Rất nhiều công trình xanh cũng chọn thép mạ của NS BlueScope Việt Nam cho nhà xưởng của mình. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như nhà máy Jotun Việt Nam (Nhà Bè, HCM), nhà máy SLP (Hải Phòng), nhà máy Canifa (Hưng Yên), Nhà máy Coca-Cola (HCM), Nhà máy may mặc DBW (Long An), nhà máy dệt may Tainan (Long An), nhà máy Danapha (Đà Nẵng)…

Bên cạnh đó, điều làm chiến lược phát triển xanh của NS BlueScope Việt Nam đặc biệt là Công ty không chỉ định hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình mà còn cho toàn chuỗi cung ứng.

Mới đây, công ty đã công bố chương trình Nguồn cung ứng có trách nhiệm giai đoạn 2022 - 2030 và chiến lược về phòng chống biến đổi khí hậu của chuỗi cung ứng đến 2050. “Nguồn cung ứng có trách nhiệm của chúng tôi đã có những quy chuẩn về đạo đức kinh doanh hay là trách nhiệm xã hội. Với chương trình mới, chúng tôi đã bổ sung việc cắt giảm 30% lượng khí thải carbon cho chuỗi 35 nhà cung ứng vật tư sản xuất thép của chúng tôi,” vị đại diện NS BlueScope Việt Nam chia sẻ thêm.

Trước đó, thành viên của NS BlueScope Việt Nam, NS BlueScope Lysaght đã ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh vực cân bằng năng lượng với GSB – nhà cung cấp giải pháp cấu kiện thép với trên 10 năm kinh nghiệm và GreenViet - một trong các công ty tư vấn công trình xanh đầu tiên tại Việt Nam. Với hợp tác này, ba công ty kỳ vọng sẽ cung cấp cho ngành giải pháp kiến trúc cân bằng năng lượng trọn gói từ khâu thiết kế, tư vấn cho đến thi công. 

Với nhiều nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050, có thể nói NS BlueScope Việt Nam đang là điển hình sáng cho việc phát triển xanh, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Then chốt để phát triển kinh tế tuần hoàn

    03:50, 09/05/2022

  • Vốn xanh cho nền kinh tế tuần hoàn

    15:30, 03/02/2022

  • Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp

    03:00, 29/10/2021

  • Kinh tế tuần hoàn: Tương lai của tăng trưởng kinh tế bền vững

    12:37, 20/10/2021

  • Kinh tế tuần hoàn - tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững

    04:51, 15/10/2021

NGỌC LAM