Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng thương hiệu quốc gia cho đồ gỗ Việt
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ, giúp gây dựng niềm tin và cả niềm tự hào nhằm hiện thực mục tiêu đưa Việt Nam thành trung tâm sản phẩm gỗ và trang trí nội thất chất lượng cao của Thế giới.
Sáng ngày 8/8, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.
Đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT Cty AA với những đóng góp của ngành về mặt dân sinh lẫn kinh tế, chế biến gỗ rõ ràng là ngành kinh tế tiêu biểu của quốc gia.
Theo đó, ngành chế biến gỗ và lâm sản là ngành hàng có giá trị xuất khẩu chủ lực và là một trong số ít ngành hàng đem lại giá trị xuất siêu cao của Việt Nam với giá trị xuất siêu năm 2017 đạt 73%.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt trên 8 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10% so với năm 2016 và tăng 8 lần so với năm 2005.
Riêng 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản đạt kim ngạch 5,3 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Hiện có khoảng 4.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 3.900 doanh nghiệp trong nước và 600 doanh nghiệp FDI. Tạo việc làm cho hơn 500.000 lao động. Cùng với đó là hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn miền núi trong lĩnh vực trồng rừng, cung cấp nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
09:10, 08/08/2018
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo
11:00, 20/07/2018
Nỗi lo doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng đầu tư vào ngành gỗ
11:00, 03/07/2018
Làm sao giải "cơn khát" của ngành gỗ Việt?
16:24, 07/05/2018
Nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành gỗ Việt Nam
16:04, 17/04/2018
Nhờ vậy, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Đến nay, sản phẩm gỗ và lâm sản Việt nam đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nỗi lo “ăn đong” nguyên liệu
Tuy nhiên, ngành hàng xuất khẩu chủ lực này lại phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, nổi bật nhất là việc chưa chủ động nguồn nguyên liệu. Cùng với đó, lâm sản khai thác từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Trong khi đó, chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước còn thấp do khai thác sớm, gỗ còn non.
Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu cũng còn nhiều hạn chế về quy mô, năng lực.
Trong hơn 4500 doanh nghiệp chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, thương hiệu nổi bật, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động tiếp thị quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức.
Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, đa số là gia công, làm theo các đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.
Đặc biệt, sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa doanh nghiệp với người dân chưa cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ cho ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu chưa phát triển. Doanh nghiệp còn phải nhập các loại vật liệu quan trọng như sơn, keo, máy móc… làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Một hạn chế nữa hạn chế phát triển nhanh, bền vững của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sảm xuất khẩu là cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và môi trường phát triển lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện.
Do đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị, phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước, không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu và các sản phẩm sơ chế.
Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ, lâm sản. Trong đó, ưu tiên đối với các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, thân thiện với môi trường…
Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Cty AA nhấn mạnh: “Chọn xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ, giúp chúng ta dễ dàng gây dựng niềm tự hào toàn dân. Việt Nam là trung tâm sản phẩm gỗ và trang trí nội thất chất lượng cao của Thế giới”.