Thủ tướng “đặt hàng” 20 tỷ USD cho ngành gỗ năm 2025
Thủ tướng yêu cầu, 10 năm tới ngành chế biến gỗ, lâm sản phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu. Phấn đấu để Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về đồ gỗ có thương hiệu và uy tín.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả vừa qua của ngành.
“Những kết quả của ngành chế biến gỗ và lâm sản là hết sức tốt đẹp. Tôi đánh giá cao, biểu dương nông dân trồng rừng, doanh nhân và người lao động trong ngành chế biến gỗ đã đóng góp công sức cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra, ngành chế biến gỗ và lâm sản vẫn phải khắc phục những hạn chế về quy mô doanh nghiệp nhỏ, chất lượng gỗ nguyên liệu thấp, gỗ có chứng chỉ chiếm tỷ lệ chưa cao, sản phẩm xuất khẩu thô, giá trị thấp như dăm gỗ còn nhiều, đặc biệt, liên kết chuỗi còn hạn chế…
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
09:10, 08/08/2018
Doanh nghiệp kiến nghị xây dựng thương hiệu quốc gia cho đồ gỗ Việt
11:30, 08/08/2018
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo
11:00, 20/07/2018
Nỗi lo doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng đầu tư vào ngành gỗ
11:00, 03/07/2018
Làm sao giải "cơn khát" của ngành gỗ Việt?
16:24, 07/05/2018
Bởi vậy, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chính phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản. “Sao cho trong 10 năm tới, ngành này phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế đất nước. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới”, Thủ tướng yêu cầu.
Cụ thể, mục tiêu trước mắt cho năm 2018 là phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tối thiểu 9 tỷ USD 2019 đạt 10-11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-23 tỷ USD, tới năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD.
Để đạt được điều này, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển trồng rừng nguyên liệu, phát triển rừng gỗ lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ chọn, tạo giống, trồng, chăm sóc rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.
Cùng với đó, khai thác và sử dụng có hiệu quả 2,8 triệu hécta rừng trồng sản xuất hiện có. Đặc biệt, ổn định diện tích khai thác rừng khoảng 200.000-250.000ha/năm.
“Việt Nam phấn đấu là một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Bà Axelle Nicaise, Đại biện lâm thời Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cũng nhận địn, đây là thời điểm thú vị cho ngành gỗ Việt Nam được đánh dấu bằng cam kết đáng khen ngợi của Chính phủ và ngành chế biến gỗ Việt Nam khi tham gia cùng EU trong cuộc chiến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
“Tôi rất vui mừng rằng cột mốc quan trọng đầu tiên trong cuộc chiến này sẽ sớm đạt được khi EU và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định VPA, hy vọng là trong năm nay”, bà Axelle Nicaise nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, việc thực thi Hiệp định VPA được nhận định sẽ thúc đẩy thương mại gỗ vào EU.