Tương lai của kinh tế chia sẻ (Kỳ I): Kinh tế nền tảng và tư duy quản lý
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định mô hình kinh tế chia sẻ thực chất là một mô hình, phương thức kinh doanh, là một bộ phận trong nền kinh tế số.
Tuy vậy, trong thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực đời sống đang là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Dựa trên kinh tế nền tảng (Platform Economy), nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Có thể bạn quan tâm
Nên ứng xử thế nào với mô hình kinh tế chia sẻ?
11:43, 01/08/2018
Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?
11:37, 12/07/2018
Định danh kinh tế chia sẻ
09:53, 28/02/2018
Hành lang cho kinh tế chia sẻ
05:14, 21/01/2018
Kinh tế chia sẻ “khát” hạ tầng chính sách
15:00, 21/12/2017
Mô hình kinh tế chia sẻ: Việt Nam đang thiếu một hạ tầng chính sách
10:08, 15/12/2017
Kinh tế nền tảng đang ngày một chiếm lĩnh
Trong thập kỷ qua mô hình kinh tế nền tảng (Platform Economy) phát triển mạnh mẽ trên thế giới và thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ, cung ứng lao động... Có thể hiểu kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng nhất định và thường được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số.
Dựa trên mục đích sử dụng có thể chia kinh tế nền tảng thành hai loại gồm: nền tảng giao dịch (transaction platform) được sử dụng để tối ưu hóa giao dịch giữa những người tiêu dùng và người bán (Uber, Grab, Amazon, Ebay …); nền tảng sáng tạo (innovation platform) thực hiện vai trò là nền móng phát triển nên các nền tảng kinh doanh và hình thành hệ sinh thái giữa các nền tảng thế hệ sau đó (Apple App Store, Google Play…).
Kinh tế nền tảng giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí giao dịch trung gian, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm hàng hóa mới dựa trên nền tảng sáng tạo sẵn có. Chính vì vậy kinh tế nền tảng nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ từ người dùng và doanh nghiệp nhận được lợi ích từ nó. Tuy nhiên với cơ quan quản lý thì sự phát triển của kinh tế nền tảng vẫn đan xen những thuận lợi và thách thức khác nhau.
Nhưng nhà quản lý vẫn lúng túng
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế nền tảng đã đưa các nhà quản lý vào một thế khó khăn nhất định. Trong đó sự xuất hiên của các hình thức sản xuất, kinh doanh hoàn toàn mới khiến các nhà chính sách lúng túng trong việc định danh và quản lý những hoạt động kinh tế này. Đây cũng là bài toán mà hầu hết các quốc gia gặp phải, bao gồm cả các nước phát triển.
Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp ra đời của Grab và Uber. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của hình thức vận tải mới này cũng gây ra sự bối rối cho cơ quan quản lý. Bộ GTVT vẫn công nhận Uber - Grab là bên thứ ba nhưng gắn với một hình thái cung cấp dịch vụ vận tải có sẵn - vận tải theo hợp đồng mà cụ thể là hợp đồng điện tử. Dự thảo Nghị định sửa đổi cũng tiếp tục đưa ra quy định gắn phù hiệu với xe hợp đồng và đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận.
Sự xuất hiên của các hình thức sản xuất, kinh doanh hoàn toàn mới khiến các nhà chính sách lúng túng trong việc định danh và quản lý những hoạt động kinh tế này.
Hay ví dụ về hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh online đang gây nhiều “đau đầu” cho các nhà quản lí chính sách về vấn đề thu thuế. Thương mại điện tử đem lại sự thuận lợi cho người dùng và kích thích tiêu dùng khi khách hàng có thể mua sắm từ bất kỳ đâu. Nhưng chính điều này lại gây khó khăn với các cơ quan quản lý do giao dịch thương mại điện tử khó nhận dạng, khó kiểm chứng thông tin và khó truy thu thuế. Các hình thức thu thuế đối với kinh doanh online hiện nay vẫn chỉ phụ thuộc và sự tự giác của chủ cửa hàng mà chưa có hình thức gì để truy thu thuế hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu xem xét mục tiêu ra đời của kinh tế nền tảng mà cụ thể là nền tảng giao dịch là tối thiểu hóa về mặt chi phí giao dịch và tăng sự tiện ích của quá trình giao dịch thì dường những chính sách quản lý hiện nay đang triệt tiêu đi những lợi ích này. Nguyên nhân là do mặt dù các loại hình kinh tế mới được xây dựng dựa trên những nền tảng mới của thời kỳ cách mạng 4.0 nhưng tư duy chính sách của những nhà quản lý vẫn dựa trên cách thức quản lý các loại hình kinh tế truyền thống.
Thay vì xây dựng chính sách quản lý mới cho ngành nghề kinh doanh mới thì các nhà quản lý đang tìm cách chuyển những ngành nghề này về những loại đã có sẵn để thuận tiện cho việc quản lý, qua đó làm triệt tiêu những lợi ích mà những nền tảng công nghệ này mang lại. Đây cũng là điểm nghẽn quan trọng nhất trong sự phát triển của kinh tế nền tảng tại Việt nam.
Triển vọng cho Việt Nam?
Tại Việt Nam, kinh tế nền tảng vẫn chủ yếu là nền tảng giao dịch và được phát triển dựa trên các nền tảng sáng tạo đã có sẵn của thế giới. Trong khi đó các nền tảng sáng tạo chưa thực sự phát triển do quá trình phát triển nền tảng sáng tạo đòi hỏi chi phí cao cho R&D. Sự phát triển của nền tảng giao dịch cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh hoàn toàn mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới. Và để có thể đón đầu xu hướng phát triển của kỷ nguyên số, tư duy quản lý cũng cần bắt đầu được thay đổi để có thể quản lý dựa trên chính những nền tảng công nghệ này thay cho các phương pháp truyền thống như hiện nay.n
=>> Kỳ II: Động lực nền tảng là gì?